Nông nghiệp bền vững
Trong thập kỷ vừa qua, thuật ngữ “Nền nông nghiệp bền vững” đã trở thành câu nói của nhiều người. Tuy nhiên, khái niệm “Nông nghiệp bền vững” được hiểu rất khác nhau. Có người hiểu rất cao siêu, nhưng cũng có người hiểu rất thực tế.

Theo một định nghĩa sinh thái học về nông nghiệp bền vững của giáo sư Stephen R. Gliessman tại ĐH UCSC thì nông nghiệp bền vững có nghĩa là “một hệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, nuôi trồng làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội, và tính khả thi về kinh tế giữa các nhân tố, cả về chiều rộng lẫn chiều dài (tức là nhiều đối tượng cùng tham gia và nhiều thế hệ cùng tham gia)”. Rộng hơn nữa, hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững là khi chúng ta duy trì được nền tảng tài nguyên thiên nhiên trong đó, phụ thuộc rất ít vào những sản phẩm nhân tạo đưa từ bên ngoài hệ sinh thái vào, quản lý dịch bệnh và sâu hại thông qua những cơ chế điều tiết nội bộ, và hệ sinh thái đó cần được hồi phục sau những xáo trộn (thậm chí tổn thương) gây ra bởi quá trình canh tác và thu hoạch.

Tựu trung, ta có thể hiểu nôm na là: Nông nghiệp bền vững trước hết năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một mảnh đất phải ổn định và có xu hướng ngày càng được nâng cao, hiệu quả kinh tế thu được cũng phải được nâng cao, nuôi sống được nhiều người và mức thu nhập cũng ngày càng được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên và của cộng đồng. Một câu hỏi có lý đang được đặt ra cho nhiều người là: Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên (như bảo, lụt, hạn hán, mưa đá, gió nóng...) làm mất mùa hàng loạt trong thời gian rất ngắn, có khi chỉ xảy ra trong một vài giờ như lũ quét, mưa đá, lốc xoáy... làm phá hoại môi trường và cuộc sống của con người rất nghiêm trọng thì làm sao khống chế được để có nền nông nghiệp bền vững? Đúng vậy, tác hại của thiên nhiên là khôn lường, ngay cả các nước phát triển cũng chịu chung nghịch cảnh như vậy, huống gì là các nước chậm phát triển như chúng ta.

Nói một cách đơn giản, nông nghiệp bền vững là một chuỗi sản xuất lương thực, thực phẩm, cây trồng, vật nuôi trong đó người sản xuất sử dụng những kỹ thuật nông nghiệp giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, đồng thời đối xử tốt với vật nuôi. Nông nghiệp bền vững giúp chúng ta có nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe mà không làm ảnh hưởng xấu đến những thế hệ sau này. Điều cốt lõi làm nên một nền nông nghiệp bền vững là tìm được sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường. Đồng thời nông nghiệp bền vững cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bởi vì nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, khi mà có tới hơn 40% dân số thế giới làm việc trong ngành này (FAOStat 2011), việc đảm bảo phát triển bền vững và an ninh lương thực luôn là vấn đề cấp thiết đối với mọi quốc gia.

Ngay ở những xứ lạnh như Châu Âu cũng đã bị đợt gió nóng tấn công, cây cối bị thiệt hại, hàng ngàn người bị thiệt mạng. Thiên tai là khách quan, xảy ra ngoài ý muốn và ngoài sự kiểm soát của con người. Nếu con người hiểu được quy luật của tự nhiên, thì ta có thể vận dụng sáng tạo để phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại của nó. Ví dụ, đã từ lâu, nhân dân miền Bắc đã biết đắp đê chống lụt, biết ngăn đập để lấy nước tưới tiêu. Khi khoa học phát triển đã biết xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa có điện cho sinh hoạt và sản xuất, vừa ngăn bớt lũ, lại có thêm nguồn nước tưới vào những ngày khô hạn. Ở đồng bằng Sông Cửu Long, Nhà nước và nhân dân cũng đang thực hiện kế hoạch ngăn lũ, khống chế lũ để cùng sống chung với lũ. Đã có nhiều ý kiến cho rằng, tính bền vững của nông nghiệp do con người quyết định, vì ta tin tưởng rằng “bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Tuy vậy, đối phó với tự nhiên phải bằng trí tuệ, bằng kiến thức khoa học. Con người chỉ trở thành sức mạnh khi được trang bị kiến thức khoa học để làm chủ cuộc sống. Vì vậy cần phải biết nâng cao tri thức cộng đồng, tạo điều kiện có công ăn việc làm chính đáng để họ không phá rừng, phá nương để cho lũ lụt không trở nên dữ dội và ác liệt. Muốn có nền nông nghiệp bền vững phải có kiến thức để sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Ví dụ, phải biết đặt đúng giống cây trồng, giống con vào đúng mảnh đất của mình. Đất mặn, trồng lúa không hiệu quả bằng nuôi tôm, cá nước lợ, nước mặn. Đất phèn thì trồng sắn (mì), trồng mía, trồng dứa hay khoai mỡ có hiệu quả hơn trồng bắp hay trồng lúa. Đất cát phải trồng cây chịu hạn, có bộ rễ ăn sâu hơn là trồng rau màu cần có nhiều phân và nhiều nước. Vùng cát biển, từ xưa không ai nghĩ đến sẽ có cách nào sử dụng chúng, thế mà ngày nay đã có kỹ thuật nuôi tôm trên cát, năng suất tôm cao hơn hàng chục lần so với nuôi tôm trong ao kiên cố. Đấy chính là nhờ có kiến thức khoa học. Ta đang tham gia vào Khối mậu dịch tự do (AFTA), muốn cho sản phẩm nông nghiệp của chúng ta được đối xử bình đẳng
Bạn không nên bỏ qua bài:
- Hãy like Facebook của EMZ -USA để được cập nhật những bài viết mới nhất mỗi ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét