Việt Nam hiện còn tồn đọng khoảng 400 nghìn tấn lợn hơi đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, với các biện pháp tái cơ cấu, tăng cường liên kết chuỗi, mở rộng thì trường và hỗ trợ người chăn nuôi, kỳ vọng khoảng 2-3 tháng tới sẽ cân bằng cung- cầu mặt hàng này trên thị trường.
Trước nghịch lý giá lợn hơi rơi xuống mức chạm đáy trong 10 năm quan, trong khi giá thịt lợn cho người tiêu dùng vẫn cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có yêu cầu không để tái diễn tình trạng nêu trên, không riêng với thịt lợn mà còn với các mặt hàng nông sản.
Cùng với đó, các bộ ngành liên quan đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, “giải cứu” ngành chăn nuôi lợn.
Tồn đọng 300- 400 nghìn tấn lợn
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 4/5, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, bằng nhiều giải pháp trước mắt, những ngày qua giá lợn hơi đã tăng lên, mức tăng bình quân trên 5.000 đồng/kg lợn hơi.
Với những chia sẻ cố gắng của các DN và người dân đã góp phần giúp giá lợn hơi đảm bảo tương đương với giá thành sản xuất. Ở các siêu thị giá bán cũng đã giảm, nhiều DN đã giảm giá bán thịt lợn từ 10-30%.
“Nhưng hiện vẫn còn tồn đọng khoảng 300-400 nghìn tấn lợn đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng. Với tình hình hiện nay chúng ta cố gắng đưa lại cân bằng cung- cầu mặt hàng này trong khoảng 2-3 tháng nữa” Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn (bên trái) cho biết hiện còn tồn đọng 300-400 nghìn tấn lợn hơi.
Để làm được điều này, Thứ trưởng chỉ rõ ba giải pháp cụ thể: Thứ nhất, giải quyết tốt và cân bằng quan hệ cung- cầu. Rà soát đảm bảo tổng đàn và quy mô đàn lợn, để quy mô đàn có cơ cấu hợp lý. Trước mắt là những giải pháp kiểm soát lợn nái, đồng thời nâng cao VSATTP.
Thứ hai, tổ chức liên kết chuỗi, như vậy sẽ có một số cơ chế quản lý nhà nước được thay đổi. Tuy nhiên, sẽ không có việc hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi mà sẽ thông qua liên kết chuỗi và theo tín hiệu thị trường.
Thứ ba là giải quyết vấn đề về mở thị trường. Năm 2016, thị trường Trung Quốc là thị trường chính nhập khẩu lợn VN nhưng lại chủ yếu theo tiểu ngạch dẫn đến khi 4 tháng đầu năm nay, thị trường này chỉ nhập mức dưới 10% so với năm ngoái đã gây ra tồn đọng và rớt giá như hiện nay.
Hiện giải cứu nông sản và các sản phẩm chăn nuôi ế không phải là vấn đề giúp người nông dân bán được một cách cấp thời, tùy hứng như cách mà chúng ta đang làm mà cần phải thấy rằng, tiêu thụ nông sản không chỉ là chuyện của người nông dân, của từng DN hay một ngành hàng đơn lẻ mà câu chuyện của cả một nền kinh tế. Vì vậy, nếu không có giải pháp tổ chức sản xuất nông nghiệp mới, không giải quyết được bài toán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tùy tiện… thì khó có thể tổ chức tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định, bền vững.
Vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống giải pháp mang tính tổng thể, từ việc thay đổi quy trình sản xuất nông nghiệp, từ khâu dự báo thị trường, từ quy hoạch đến sản xuất… Đó mới là những giải pháp mang tính căn cơ để hạn chế tình trạng dư thừa nông sản và các sản phẩm chăn nuôi một cách vô tội vạ, nằm ngoài tầm kiểm soát như lâu nay.
Như nhiều chuyên gia nông nghiệp đã từng chia sẻ, giờ chúng ta phải nhìn nhận vấn đề trên cơ chế thị trường, chúng ta quy hoạch nhiều khi theo ý chí chủ quan còn vấn đề quyết định là quan hệ cung - cầu. Nếu như nhà nhập khẩu có nhu cầu thì dù có quy hoạch hay không có quy hoạch thì vẫn xuất được hàng hóa, ngược lại nếu họ không có nhu cầu thì dù chúng ta có quy hoạch cũng không xuất được.
Theo TS Đặng Kim Sơn – Chuyên gia nôn nghiệp, chúng ta cần phải học tập một số nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay, đó là phải tổ chức lại sản xuất, bởi chúng ta đã có lợi thế về mặt đất đai, khí hậu, địa kinh tế và con người rất tốt, bây giờ phải tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất lớn.
Vậy, ai sẽ người đứng ra tổ chức sản xuất ?" theo ông Sơn, phải là DN có đầu óc tổ chức sản xuất, người ta tích tụ tập trung ruộng đất lại, thuê lại ruộng đất của nông dân và đứng ra tổ chức sản xuất một đại hàng hóa và hàng hóa có chất lượng cao.
Về phía nhà nước, theo ông Sơn phải có chính sách hỗ trợ DN trong việc tích tụ đất đai, con giống, vốn tín dụng… để DN yên tâm đầu tư vào nông nghiệp, coi đó như là cơ hội kinh doanh tốt.
Điều quan trọng liên quan tới khoa học công nghệ đó là các biện pháp về mặt sở hữu trí tuệ để bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp thì chúng ta mới có thể tạo ra thương hiệu hàng hóa xuất khẩu được.
Vấn đề cuối cùng là phải làm tốt an toàn vệ sinh thực phẩm nếu làm tốt được việc này thì người tiêu dùng VN sẽ yên tâm dùng hàng VN, bởi lẽ thị trường nội địa cũng là một thị trường rất lớn chứ chưa nói gì đến việc xuất khẩu. Bây giờ chúng ta phải tạo niềm tin cho sản phẩm nông nghiệp trên chính thị trường trong nước và nhà nước phải quản lý thật tốt vấn đề này- ông Sơn khẳng định.Để làm được điều này, Thứ trưởng chỉ rõ ba giải pháp cụ thể: Thứ nhất, giải quyết tốt và cân bằng quan hệ cung- cầu. Rà soát đảm bảo tổng đàn và quy mô đàn lợn, để quy mô đàn có cơ cấu hợp lý. Trước mắt là những giải pháp kiểm soát lợn nái, đồng thời nâng cao VSATTP.
Thứ hai, tổ chức liên kết chuỗi, như vậy sẽ có một số cơ chế quản lý nhà nước được thay đổi. Tuy nhiên, sẽ không có việc hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi mà sẽ thông qua liên kết chuỗi và theo tín hiệu thị trường.
Thứ ba là giải quyết vấn đề về mở thị trường. Năm 2016, thị trường Trung Quốc là thị trường chính nhập khẩu lợn VN nhưng lại chủ yếu theo tiểu ngạch dẫn đến khi 4 tháng đầu năm nay, thị trường này chỉ nhập mức dưới 10% so với năm ngoái đã gây ra tồn đọng và rớt giá như hiện nay.
Lợn nhập khẩu không gây tác động
Trước lo ngại về vấn đề nhập khẩu mặt thịt lợn tang có thể là một trong những nguyên nhân gây rớt giá lợn hơi trong nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết năm 2016, Việt Nam nhập 39,4 nghìn tấn thịt heo và các sản phảm liên quan đến thịt heo từ Australia, EU, Mỹ, Canada. Giá trị nhập khẩu đạt 44 triệu USD, chỉ chiếm 0,1% sản lượng tiêu thụ trong nước.
“Do đó, số lượng heo nhập khẩu không ảnh hưởng đến thị trường trong nước” Thứ trưởng khẳng định.
Đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm, giá thịt nhập khẩu cũng đắt hơn nhiều so với thị trường trong nước. Giá ở Vinmart là 120.000-130.000 đồng/kg với thịt lợn nhập khẩu, trong khi giá bên ngoài thị trường rất rẻ.
Về tạm nhập tái xuất (tạm nhập về VN rồi xuất đi nước khác), năm 2016, Việt Nam chỉ nhập 20 triệu USD với riêng mặt hàng thịt lợn. Ban chỉ đạo 389 rất quan tâm và giám sát ngăn việc thông qua tạm nhập tái xuất tránh để những sản phẩm này đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ.
“Bộ Công Thương cũng sẵn sàng tạm dừng tạm nhập tái xuất với mặt hàng liên quan đến thịt lợn trong trước mắt nếu Chính phủ có chủ trương” Thứ trưởng Hải nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng thẳng thắn chỉ rõ lý do khiến thịt lợn Việt Nam không xuất đi được các nước trên thế giới do chất lượng mặt hàng.
"Tại châu Á, chỉ Hong Kong và Malaysia đã ký hiệp định thú y với Việt Nam. Nhưng cũng chỉ xuất loại lợn sữa 20-30kg/con, số lượng ít. Do đó, xuất khẩu vẫn chủ yếu qua tiểu ngạch. Năm 2016 chúng ta đã xuất 600.000 tấn thịt lợn nhưng đến năm 2017, do việc kiểm soát chặt vì chúng ta chưa công bố hết một số dịch như tai xanh nên số lượng xuất khẩu giảm nhiều", ông Hải cho biết.
Do đó, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng cần tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn, đặc biệt chú trọng ký kết các chương trình kiểm dịch thú ý để thịt lợn Việt Nam có thể xuất khẩu chính ngạch qua nhiều thị trường.
Hỗ trợ giãn nợ cho người nuôi lợn
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, dư nợ hiện tại cho toàn ngành chăn nuôi là gần 30.000 tỷ đồng, trong đó 57% là dài hạn 16.600 tỷ, ngắn hạn chiếm 43% với số lượng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã là hơn 506.000 khách hàng. Trong đó chủ yếu là cá nhân, gia đình là 25.000 tỷ đồng chiếm 90% dư nợ, 10% còn lại là doanh nghiệp, hợp tác xã, mô hình liên kết.
“Đây là con số dư nợ rất lớn trong tỷ trọng các ngành. Lý do thời gian qua giá bán giảm thấp, nhiều người không tiêu thụ được, chậm trả nợ, nợ xấu xuất hiện với 311 tỷ đồng mà chủ yếu là hộ cá nhân, chiếm 1,12% dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn” ông Đào Minh Tú cho biết.
Cũng theo ông Tú, NHNN đã cử các đoàn đi khảo sát tại các tỉnh có nhiều hộ chăn nuôi lớn, cho đến nay, số tái cơ cấu khoản nợ đã xử lý ngay cho các hộ gia đình và doanh nghiệp là 364 tỷ đồng.
Ngay sau khi có chỉ đạo từ Chính Phủ, NHNN cũng có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại tạm giãn, không chuyển nhóm nợ, giữ thời gian cho tiêu thụ sản phẩm đối với nông dân và doanh nghiệp. Vể hỗ trợ lãi suất, căn cứ vào năng lực của từng ngân hàng thương mại, từng trường hợp cụ thể sẽ miễn, giảm lãi vay, kể cả vay đến hạn.
Với người có nhu cầu chăn nuôi tiếp, yêu cầu ngân hàng thương mại hỗ trợ cho họ tiếp tục vay vốn, với điều kiện chăn nuôi có lãi.
- Phân bón hữu cơ vi sinh EMZ – USA đã được Bộ Nông Nghiệp Mỹ và VN cấp phép và khuyến khích sử dụng
- Phóng sự Phân vi sinh EMZ-USA trên kênh VTV2
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
Tel : 0967 646 009 (Mr Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét