Theo Bộ Công Thương, quý I năm nay là quý có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất từ trước tới nay do khơi thông được nhiều thị trường XK. Tuy nhiên, vẫn còn đó những lo ngại về nhập siêu, cảnh giác với cán cân thương mại.
Xuất khẩu: Các điểm cao

Nguồn cung thủy sản nguyên liệu thiếu, lại đang chịu thuế bán chống phá giá của Hoa Kỳ khiến sản lượng giảm sâu. Ảnh: P.V
43,7 tỉ USD là kim ngạch xuất khẩu quý I/2017. Con số này tạo ra các điểm cao. Đây là quý I đầu tiên đạt kim ngạch lớn nhất từ trước tới nay, tăng 12,8% so với quý I/2016 và cũng là mức tăng cao nhất trong các quý đầu năm. Kết quả này không ngỡ ngàng, chí ít cũng nhẹ gánh cho các quý còn lại khi phải thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2017 là tăng 7%.
Đây là quý đầu tiên hai khối doanh nghiệp trong nước (DNTN ) và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng nhịp nhàng. Đã lâu rồi, khối DN FDI thường tăng trưởng cao, còn DNTN luôn ì ạch, thậm chí còn âm như năm 2015, khối DNTN giảm tới 3,5%. Quý I/2017, với tinh thần khởi nghiệp khối DNTN đã tăng 12,1%, bám sát khối FDI tăng 13%.
Đã có 9 mặt hàng xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên, trong đó có 7 mặt hàng công nghiệp chế biến nên nhóm công nghiệp chế biến chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Diễn biến của 45 mặt hàng chủ lực, theo ba chiều. Cà phê tăng với tỷ lệ cao nhất. Nhóm nông lâm thủy sản do trùng hợp với sự kiện Lễ hội cà phê Ban Ma Thuột lần thứ 6 với điểm nhấn là nâng cao năng suất cùng năng lực chế biến.
Rau quả giữ khí thế năm ngoái và ngày cuối quý I - 20.3.2017 khai thông tuyến hàng hải chở hoa quả từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng chuyến tàu đầu tiên chở hoa quả từ các nước ASEAN cập Cảng Phòng Thành, Quảng Tây, Trung Quốc. Đây chính là tuyến vận chuyển bằng đường biển hoa quả giữa Trung Quốc và ASEAN được đề cao vì điểm xuất bến là TPHCM. Rau quả Việt Nam thêm cơ hội. Giá caosu tăng nhanh, từ 1.333 USD /tấn năm 2016, đầu năm nay lên 1.922 USD /tấn, hẳn xuất khẩu caosu sẽ tăng tốc.
Mặt hàng còn khó khăn là gạo cũng xuất hiện tín hiệu mới. Gạo đi đường chính ngạch sang Trung Quốc đã góp phần để xuất gạo sang thị trường này tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo sớm muộn sẽ tác động nên XK gạo thời gian tới. Phân bón giảm cả về lượng và kim ngạch tháng đầu năm 2017, song mới đây đã lấy lại phong độ với nhịp độ giao hàng tăng, đáng kể là sang ASEAN.
Lo ngại
Trong quý I, nguồn cung tôm nguyên liệu thiếu, giá mua tăng, tiếp tục chịu thuế bán chống phá giá của Hoa Kỳ và lo đối phó với lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm của phía Úc. Ngày 7.1.2017, Úc tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước Châu Á do lo ngại bùng phát bệnh dịch đốm trắng tại Úc, có hiệu lực từ ngày 9.01.2017 kéo dài trong 6 tháng. Phía VN đã đề nghị Úc sớm bãi bỏ song chưa thấy hồi âm.
Những đợt mưa lũ bất thường, kéo dài từ cuối năm ngoái tới đầu năm 2017 hệ lụy đến cây hồ tiêu vốn không chịu được úng ngập lại bị dịch bệnh khiến cho hàng trăm ha hồ tiêu ở Tây Nguyên, miền Trung chết. Khôi phục không dễ khi nấm bệnh đã tiềm ẩn trong đất không được xử lý đúng cách thì cây mới cũng dễ đoản mệnh. Trong khi đó giá hồ tiêu đang giảm. Quý I/2017, dù số lượng tăng 12,3% song kim ngạch lại giảm tới 13,8%. Thái Lan vừa quyết định áp thuế chống bán phá giá với tôn lạnh của Việt Nam.
Lần đầu tiên xuất khẩu điện thoại giảm do quyết định giảm sản lượng điện thoại Note 7 của Samsung khiến lần đầu tiên, nhóm hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu tăng thấp hơn mức tăng trưởng chung.
Trong bối cảnh đó, việc tinh giản các thủ tục hành chính đã cho thấy có cải thiện rõ rệt. Tại các cửa khẩu, việc giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà đã rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Ghi nhận tại Cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, Của khẩu tại Lạng Sơn, lượng hàng hóa thông quan khởi sắc sắc ngay từ đầu năm, trong cả dịp tết Nguyên Đán Đinh Dậu.
Nhập khẩu cũng cao
Quý I ghi nhận nhập khẩu tăng khá tới 22,4%. Có thể nói là đột biếnm chưa có tiền lệ trong quý đầu năm. Theo thông lệ, thời gian này việc đưa hàng về thường... khoan thai. Khối hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng 88,2% và tăng hơn mức tăng chung là dấu hiệu hoạt động sản xuất, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu.
Đáng nói là trên biểu đồ nhập khẩu hiện rõ “sắc đỏ” - ôtô giá rẻ vừa chào bán tức thì đã tràn vào. Loại ôtô dưới 9 chỗ nguyên chiếc thuộc nhóm hàng hạn chế nhập khẩu số lượng tăng tới 169%, nhưng trị giá chỉ tăng 82%, chưa dự đoán làn sóng nhập khẩu ôtô sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nội địa thế nào song có thể thấy nguy cơ tăng thêm lượng lớn ôtô tham gia giao thông.
Việc biến động không thuận về chi phí, dịch bệnh lợn, gà đã ảnh hưởng đến chăn nuôi, tiêu thụ thịt. Lác đác đã có chủ trại muốn đóng cửa, sang nhượng hoặc bị siết nợ. Trong khi thịt bò, gà ngoại giá rẻ, tươi ngon đang nhảy vào. Nếu để vậy thì không chỉ làm cho việc nhập khẩu phức tạp mà sẽ hệ lụy đến ngành chăn nuôi.
Cảnh giác với cán cân thương mại
Nhập khẩu tăng hơn mức tăng của xuất khẩu, nhập siêu 1,9 tỉ USD, tỷ lệ 4,4%/ kim ngạch xuất khẩu trong khi mức khống chế là 3,5%, chưa đáng ngại. Song nếu suy xét cán cân thương mại của hai khối DN vẫn bức bối. Khối DN FDI vẫn xuất siêu (4,2 tỉ USD), còn DNTN dù có vươn lên song cũng vẫn nhập siêu (6,1 tỉ USD). Do vậy phải cảnh giác, thị trường quốc tế, nội tình kinh tế trong nước luôn tiềm ẩn yếu tố khó lường.
- Phân bón hữu cơ vi sinh EMZ – USA đã được Bộ Nông Nghiệp Mỹ và VN cấp phép và khuyến khích sử dụng
- Phóng sự Phân vi sinh EMZ-USA trên kênh VTV2
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
Tel : 0967 646 009 (Mr Nam) Đại Diện Trực Tiếp Từ Nhà Sản Xuất Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét