Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Rau sạch, loay hoay tìm đầu ra

Rau sạch, loay hoay tìm đầu ra
Mất rất nhiều công chăm sóc, đầu tư tiền bạc tốn kém, tuân thủ đầy đủ các quy trình sản xuất rau sạch, rau an toàn, tuy nhiên đầu ra cho những loại rau sạch, an toàn này lại luôn gặp phải khó khăn: khó bán, khó cạnh tranh được với những loại rau trồng thông thường.
Bài toán đầu ra cho rau sạch đang là mối quan tâm lớn của những người trồng rau sạch ở Bình Phước hiện nay.




Nỗi niềm rau sạch
Nhiều năm nay, ông Bùi Viết Tiểng - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Bình Nguyên (tổ 2, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn đang loay hoay với việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm rau sạch do cơ sở mình sản xuất. Hiện nay, HTX sản xuất rau an toàn Bình Nguyên có 27 hộ tham gia sản xuất rau sạch, rau an toàn. Mặc dù áp dụng tất cả các quy trình đảm bảo về chất lượng, độ an toàn và giá cả có thể cạnh tranh được với các loại rau của Đà Lạt hay rau ở Bến Cát của Bình Dương nhưng rau sạch của HTX vẫn chưa có đầu ra ổn định mà chỉ cung cấp chủ yếu tại chợ Đồng Xoài và một số đầu mối thu mua ở các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. Thậm chí có một số hộ còn tự đem sản phẩm ra ngoài chợ bán trực tiếp.
Ông Tiểng cho biết, vào các siêu thị lớn thì không được, do sản phẩm chưa có thương hiệu, chưa ai kết nối. Tự thân HTX và các nông hộ không làm nổi việc này. Còn đem ra chợ bán lẻ thì tâm lý so đo từng đồng một của người tiêu dùng khi phải lựa chọn rau sạch giá bán cao so với rau thường giá bán thấp (có khi chỉ chênh nhau có 500 đồng/bó cùng chủng loại và trọng lượng nhưng rau sạch vẫn ít được người tiêu dùng lựa chọn).
Còn theo ông Nguyễn Văn Hữu (một hộ dân có thâm niên hơn 15 năm trồng rau ở tổ 2, phường Tân Thiện thị xã Đồng Xoài), rau an toàn do các HTX làm ra phần lớn chưa có nhãn mác, chưa có tem để phân biệt với rau thông thường. Vì vậy, mặc dù  rau được trồng đúng quy trình, sạch thật, an toàn thật nhưng vẫn khó bán”.
Ông Hồ Như Phượt - Giám đốc HTX sản xuất - Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp an toàn Bình Phước, chủ Cửa hàng cung cấp thịt, cá, rau củ quả an toàn phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài thì nhận định: ý thức người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo sức khỏe bản thân và gia đình chưa cao. Người tiêu dùng phần lớn ngại vào các cửa hàng cung ứng thực phẩm sạch vì tâm lý sợ giá cả đắt đỏ. Cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch có giá chênh lệch so với ngoài chợ, nhưng không đáng kể, nhưng với tâm lý sợ giá đắt và thích thực phẩm rẻ, nên người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn sản phẩm ở chợ.
Không chỉ riêng ông Tiểng, ông Hữu hay ông Phượt mà hầu hết các cơ sở sản xuất, hộ gia đình nông dân trồng rau sạch ở Bình Phước hiện nay muốn tồn tại được vẫn phải tự lực cánh sinh, chủ động tìm đầu ra cho những sản phẩm rau sạch do HTX mình làm ra. Đây là thực trạng chung hiện nay của lĩnh vực sản xuất rau sạch, rau an toàn ở Bình Phước.


Mô hình trồng rau thủy canh của HTX Nguyên Khang Garden

Hiện nay, rau sạch do HTX Nguyên Khang sản xuất cũng đang chật vật tìm kiếm các thị trường ngoài tỉnh để tiêu thụ.Anh Hoàng Phú Hội - Giám đốc HTX Nguyên Khang Garden (xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài) cho biết, HTX của anh đang là đơn vị sản xuất rau sạch áp dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, mức đầu tư cho quá trình sản xuất rất tốn kém, do đó giá thành cũng rất cao từ 40-50 ngàn/kg. Vì vậy, với mức sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh, đa phần không thể mua nổi rau sạch công nghệ cao này. Nguyên nhân giá thành cao là mức đầu tư quá lớn. Chỉ tính riêng đầu tư nhà màng cho 1ha đã lên tới 13 tỷ đồng, ngoài ra chưa kể đến giống, phân, công chăm sóc, thuế…
Lối đi nào cho… rau sạch?
Bà Lê Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, nói: “Để giải quyết đầu ra cho rau sạch thì cần làm tốt mấy yếu tố đó là: xây dựng được nguồn nguyên liệu rau sạch, an toàn theo chuẩn VietGAP, chứng minh được đó thực sự là rau sạch, thông qua sự kiểm định thường xuyên của cơ quan chức năng; sản phẩm đưa ra thị trường cần phải được dán nhãn mác, truy xuất được xuất xứ sản phẩm, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng; sản phẩm đảm bảo an toàn nhưng phải hướng đến giá thành thấp để cạnh tranh, như vậy mới thu hút được người tiêu dùng”.
Tuy nhiên, số HTX trồng rau sạch ở Bình Phước được cấp chứng chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, số hộ trồng rau sạch phân bố đều ở một số khu phố, thôn, ấp như: phường Sơn Giang, Thác Mơ (TX.Phước Long); xã Tân Quan (Hớn Quản); phường Tân Thiện, (TX.Đồng Xoài); xã Đồng Tiến, Tân Phước, Tân Lập, (Đồng Phú); xã Long Hà, (Phú Riềng); phường Phú Đức, (TX.Bình Long); xã Minh Hưng, (Chơn Thành); xã Bình Sơn, (Phú Riềng)...
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư mong muốn các ngành, đơn vị liên quan phối hợp cùng Trung tâm đẩy mạnh hơn nữa việc kết nối, ký kết hợp đồng cung ứng, tiêu thụ nông sản theo hướng VietGAP và tiếp tục tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người trồng rau sạch. Trong đó, công tác tuyên truyền cần được đi trước một bước.
Rau sạch, rau an toàn chưa có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng vì chưa chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm

Về phía người sản xuất, bà Lê Thị Ánh Tuyết đề nghị phải minh chứng được cho khách hàng rằng sản phẩm của mình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP về mặt hình thức nhận diện. Khi sản phẩm đã có nhãn hiệu, gắn logo VietGAP, các nhà phân phối, nhà trung gian, nhà nhập khẩu và người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư cho biết, thời gian tới Trung tâm sẽ lựa chọn một số mô hình HTX để hỗ trợ người trồng rau hướng tới đạt chuẩn VietGAP. Trung tâm sẽ hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng nhà màng để hạn chế sâu bệnh, cải thiện chất lượng rau đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và giảm giá thành sản phẩm. Sau khi đã hình thành nguồn nguyên liệu rau sạch, an toàn thì tập trung cho bà con hướng tới tạo sự tin tưởng


Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ: 
Tel : 0967 646 009 (Mr Nam) 
  • Phóng sự Phân vi sinh EMZ-USA trên kênh VTV2
  • Hãy like Facebook của EMZ -USA để được cập nhật những bài viết mới nhất  mỗi ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét