Cách tiếp cận của chúng ta đối với thực phẩm biến đổi gene (GMO) là rất thận trọng, bài bản và có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, cơ sở từ thực tế.
Nông dân Cẩm Mỹ (Đồng Nai) đang tìm hiểu về giống ngô biến đổi gen mới. Ảnh: K.H
Đó là khẳng định của GS Lê Huy Hàm – Viện di truyền nông nghiệp VN. Ông Hàm còn cho biết hệ thống pháp lý cho cây trồng biến đổi gene, sản phẩm biến đổi gene được Bộ KH- CN, Bộ TN- MT, Bộ NN- PTNT, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ… cùng phối hợp xây dựng và hoàn thiện.
Vẫn phụ thuộc vào các Doanh nghiệp nước ngoài
Tuy nhiên, trên thực tế đang có nhiều người lo ngại về sự phụ thuộc công nghệ, giống biến đổi gene từ các Cty đa quốc gia. Ông Hàm cho rằng, trên góc độ thực tế, chúng ta thấy ở trường hợp cây ngô, chúng ta chỉ sản xuất được 30% giống, còn lại là nhập. Trong khi đó, các giống rau, cà chua đang gần như phụ thuộc 100% vào nước ngoài, hay lúa lai phụ thuộc đến 80 - 90% giống nước ngoài.
Theo đại diện Cục trồng trọt, Bộ NN – PTNT, Cây trồng biến đổi gene được nghiên cứu và khảo nghiệm từ năm 2006 sau khi “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg. Đến năm 2014, Bộ NN-PTNT đã cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gene có đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho 4 sản phẩm ngô biến đổi gene đầu tiên ở VN, trong đó có giống Bt11, MIR162 của Cty TNHH Syngeneta VN và giống MON 89034, NK603 của Cty TNHH Dekalb VN.
Ông Hàm cho biết thêm, chúng ta quản lý giống cây trồng, sản phẩm biến đổi gene nhập vào VN bằng cách dựng lên các rào chắn an toàn với các quy định nghiêm ngặt như: Cây trồng biến đổi gene chỉ được mang vào Việt Nam sau khi đã được đánh giá an toàn sinh học ở VN, có kết luận của hội đồng sinh học an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học thì mới được nhập về trồng ở VN.
Cần “cởi mở” hơn?
Chuyên gia nông nghiệp, TS Nguyễn Văn Biếu cho rằng, các cấp làm chính sách cần có cái nhìn cởi mở hơn với cây trồng biến đổi gene để đông đảo người dân được hưởng lợi ích từ thành quả của tiến bộ khoa học công nghệ. Ông Biếu cũng cho biết, đến nay, khung pháp lý về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gene đã cơ bản hoàn thiện, trong đó có việc xây dựng văn bản quản lý và dán nhãn thực phẩm biến đổi gene dùng cho con người. Tuy nhiên, Chính phủ cũng nên có những chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ, thận trọng và tăng cường năng lực khoa học và công nghệ.
Tuy vậy, ông Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Do chưa có quy định cụ thể về việc khai báo nên khó nói được Việt Nam nhập khẩu bao nhiêu sản phẩm biến đổi gene. Trong khi, tầm nhìn đến năm 2020, diện tích cây biến đổi gene ở Việt Nam sẽ chiếm 30%-50% tổng diện tích ngô, bông và đậu tương trồng mới.
Việt Nam là quốc gia thứ 29 trồng cây biến đổi gene
Triển khai Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012 của Chính phủ, liên Bộ NN-PTNT - Khoa học Công nghệ đã hoàn thiện dThông tư hướng dẫn ghi nhãn với thực phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu biến đổi gene lớn hơn 5%.
Thực phẩm biến đổi gene đã được Bộ NN-PTNT cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm đồng nghĩa nó an toàn như thực phẩm truyền thống. Việt Nam bắt đầu xây dựng hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ sinh học từ năm 2005 khi thông qua Chương trình hành động của chính phủ về việc phát triển ứng dụng công nghệ sinh học.
Tháng 1/2006, chương trình trọng điểm ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được phê duyệt. Mục tiêu giai đoạn 2011-2015 là “Đưa một số giống cây trồng biến đổi gene vào sản xuất”.
Đến năm 2020 “Diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của công nghệ sinh học chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng các giống cây biến đổi gene chiếm 30-50%”. 3 giống cây được quan tâm đưa vào sản xuất là ngô, bông, đậu tương.
Trên thế giới chính sách ghi nhãn với thực phẩm biến đổi gene ở các quốc gia không giống nhau. Trong khi Mỹ coi thực phẩm biến đổi gene như sản phẩm truyền thống, không cần thiết phải ghi nhãn thì các quốc gia lại châu Âu bắt buộc ghi nhãn thực phẩm có nguyên liệu biến đổi gene chiếm từ 0,9% trở lên.
Ở các nước châu Á, châu Á - Thái Bình Dương, ngưỡng ghi nhãn với thực phẩm biến đổi gene là 5%, áp dụng với Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, 3% với Hàn Quốc và 1% Australia và New Zealand.
|
- Phân bón hữu cơ vi sinh EMZ – USA đã được Bộ Nông Nghiệp Mỹ và VN cấp phép và khuyến khích sử dụng
- Phóng sự Phân vi sinh EMZ-USA trên kênh VTV2
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
Tel : 0967 646 009 (Mr Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét