Các chứng nhận sản phẩm hữu cơ tiêu chuẩn trên thế giới (organic)
Gần đây, khái niệm sản phẩm hữu cơ (organic) được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, nhưng không nhiều người hiểu rõ thế nào là sản phẩm hữu cơ, một sản phẩm muốn được công nhận là hữu cơ thì cần phải có những điều kiện gì, có những cơ quan nào cấp chứng nhận hữu cơ...?
Các tổ chức cấp chứng nhận cho sản phẩm hữu cơ
Hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam đều có các tổ chức đứng ra xây dựng các bộ tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận để cung cấp các chứng nhận hữu cơ cho các đơn vị sản xuất sản phẩm hữu cơ. Mỗi tổ chức sẽ có một logo chứng nhận hữu cơ mà sản phẩm nào đạt được các tiêu chuẩn họ đề ra thì sẽ được gắn logo của tổ chức đó lên sản phẩm. Người tiêu dùng căn cứ vào các logo chứng nhận hữu cơ để nhận biết một sản phẩm có phải là sản phẩm hữu cơ không và sản phẩm được chứng nhận hữu cơ bởi tổ chức nào.
Khái niệm "sản phẩm hữu cơ" rất rộng, bao gồm tất cả các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ các nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ được canh tác, nuôi trồng theo một quy trình hữu cơ. Sản phẩm hữu cơ có thể chia thành các nhánh con như: sản phẩm hữu cơ dành cho trẻ em, thực phẩm hữu cơ, hàng tiêu dùng hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, rượu hữu cơ... Việc đánh giá một sản phẩm hữu cơ phải dựa trên việc xem xét toàn bộ một hệ thống gồm các tổ chức và con người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ hoặc đang sử dụng sản phẩm hữu cơ để đảm bảo cho chất lượng hữu cơ của sản phẩm.
Các nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ được canh tác hữu cơ: Sử dụng hạt giống, con giống có nguồn gen tự nhiên, canh tác trên đất được tăng độ phì nhiêu bằng các biện pháp như luân canh giống cây trồng, trồng các nhóm cây có tác dụng cải tạo đất sau mỗi mùa vụ trồng các nhóm cây khác, sử dụng phân bón nguồn gốc hữu cơ như phân từ gia súc gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột xương,…, không sử dụng chất thải của người và phân bón tổng hợp; sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại nhằm loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng thuốc trừ sâu; không sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng thực vật, hoóc-môn, chất kháng sinh trong chăn nuôi, cây trồng vật nuôi biến đổi gen.
Việc có các tiêu chuẩn, chứng nhận hữu cơ là nhu cầu của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Người tiêu dùng muốn tìm kiếm những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, đảm bảo yếu tố dinh dưỡng và an toàn cho sức khoẻ. Nhà sản xuất đầu tư cho quy trình sản xuất hữu cơ cũng muốn có chứng nhận để được công nhận nỗ lực của họ và cung cấp cho khách hàng dấu hiệu nhận biết một sản phẩm có phải là hữu cơ hay không.
Có rất nhiều tổ chức cung cấp chứng nhận hữu cơ được công nhận ở quy mô quốc tế. Tại mỗi nước cũng có những chứng nhận ở quy mô nội địa mà người tiêu dùng cần tham khảo trước khi mua hàng. Theo tài liệu của trang saffronrouge.com, được trang Organics.vn dịch ra tiếng Việt, thì: Nếu một sản phẩm có 1 trong những chứng nhận hữu cơ (certified organic) thì được coi là sản phẩm hữu cơ. Các sản phẩm tuyên bố là hữu cơ mà KHÔNG có logo chứng nhận hữu cơ trên sản phẩm thì KHÔNG được coi là sản phẩm hữu cơ (organic) trừ phi MỌI thành phần trong sản phẩm (100%) được làm từ các thành phần chứng nhận hữu cơ (làm nó mặc nhiên trở thành hữu cơ).

Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) (Mĩ - ban hành năm 2005): chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngăt nhất bởi vì đây là tiêu chuẩn thực phẩm thực sự. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến.
Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc (ACO): Các mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da được chứng nhận Australian Certified Organic chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ. 5% thành phần còn lại phải là thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên và nếu có chất bảo quản/ phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại.
NSF (Mĩ - 2009) NSF là một trong những tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên tại Mĩ xuất hiện sau USDA dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. NSF yêu cầu các sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ mới được công bố là "made with organic" (làm từ thành phần hữu cơ). NSF cho phép các nhà sản xuất sử dụng danh mục chất bảo quản và các chất hóa học trong quá trình sản xuất rộng hơn so với USDA.
OASIS (Mĩ -2008) Oasis được xây dựng bởi rất nhiều các nhà sản xuất mỹ phẩm và cạnh tranh với tiêu chuẩn NSF. Oasis yêu cầu các sản phẩm phải chứa 85% thành phần nông nghiệp mới được gọi là hữu cơ. Và Oasis lại cho phép sử dụng danh mục các chất bảo quản rộng hơn so với NSF, và danh mục các hóa chất dùng trong sản xuất giống với NSF.
Natrue (EU -2008) Natrue là tiêu chuẩn phi lợi nhuận mới xuất hiện từ Châu Âu bởi các hãng sản xuất mỹ phẩm hữu cơ của Đức. Natrue tạo ra hệ thống tiêu chuẩn 3 sao để phân biệt "mỹ phẩm tự nhiên" với "Mỹ phẩm tự nhiên chứa thành phần hữu cơ" và với "Mỹ phẩm hữu cơ". Natrue Organic Cosmetics yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% các thành phần nông nghiệp nuôi hữu cơ thì được chứng nhận là "Mỹ phẩm hữu cơ". Natrue Natural Cosmtics with Organic Portion yêu cầu sản phẩm phải chứa 70% thành phần từ nông nghiệp nuôi hữu cơ và các thành phần còn lại phải là tự nhiên. Tối đa 5% -15% (tùy thuộc vào dòng sản phẩm) thành phần có thể là các chất tổng hợp nằm danh mục cho phép của Natrue. Natrue Natural Cosmetics yêu cầu toàn bộ thành phần phải là tự nhiên nhưng không bắt buộc phải có thành phần là hữu cơ thì được chứng nhận là "Mỹ phẩm tự nhiên".
Cosmos (EU - 2009) COSMOS là tiểu chuẩn kết hợp đầu tiên ở Châu Âu dành cho mỹ phẩm hữu cơ được tạo nên bởi 6 nhà chứng nhận đầu tiên tại EU. COSMOS yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được chứng nhận là mỹ phẩm hữu cơ. 20% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. COSMOS cho phép sử dụng tối đa 5% thành phần tổng hợp.
BDIH (Đức - 1995) Mặc dù được gọi là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên, BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất cứ nơi nào có thể. BDIH định nghĩa "nơi có thể" tức là sẵn có đầy đủ số lượng và chất lượng cũng như định nghĩa loại thực vật nào nằm trong danh sách này. Vì vậy, một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH. BDIH cũng duy trì danh sách các thành phần có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho các hội viên của BDIH. BDIH là tiền bối vì tạo ra chứng nhận hữu cơ cho các sản phẩm chăm sóc cơ thể đầu tiên trên thế giới.
Soil Association (Anh -2002) Soil Association yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận của tổ chức này phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi là "made with organic X" (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ. Soil Association không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra 1 thành phần nào đó (chẳng hạn như nước gốc thực vật floral water) thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỉ lệ hữu cơ . Phương pháp này nhằm ngăn ngừa việc các nhà sản xuất làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ trong sản phẩm của mình bằng nước gốc thực vật.
Cosmebio (Pháp - 2002) Cosmebio yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được công nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp. Cosmebio chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco-cert. Chứng nhận của Eco-cert có giái trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới.
Eco-cert (Pháp - 2002) Eco-cert yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp.
AIAB/ICEA (Ý-2003) Tổ chức này không yêu cầu mức độ tối thiểu thành phần nông nghiệp có trong các sản phẩm. Nước không được công nhận là thành phần hữu cơ. Cơ quan này duy trì 1 danh sách rất dài các thành phần không được sử dụng trong mỹ phẩm hữu cơ.
NASAA (Úc - 2005) NASAA Là chứng nhận thực phẩm phát triển thêm chứng nhận cho các sản phẩm làm đẹp tương tự như Soil Association. NASAA giới hạn các thành phần tổng hợp và các chất hóa học dùng trong sản xuất mỹ phẩm.
Biocosc (Thụy Điển - 2006) Yêu cầu 95% các thành phần nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng sản phẩm (bao gổm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép tối đa 3% thành phần tổng hợp..
Organic Food Chain OFC là chứng nhận hữu cơ được công nhận bởi chính phủ Úc, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch National Standard for Organic and Bio-Dynamic Produce , đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng về sản phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Sản phẩm được dán nhãn Organic hoặc
Bio-Dynamic phải đáp ứng tiêu chí: ít nhất
95% các thành phần bên trong là hữu cơ hoặc quy trình sản xuất sinh học sạch và các thành phần còn lại có nguồn gốc từ thực vật theo tiêu chuẩn.
Bio-Dynamic Research Institute (BDRI) Viện nghiên cứu Sinh học sạch, Úc (1957). Các sản phẩm đáp ứng chính xác Các tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về Sản xuất Hữu cơ và Nông nghiệp sinh học sạch, trong đó 95% thành phần là hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch thời đáp ứng các tiêu chuẩn của
Australian DEMETER Bio-Dynamic Standard sẽ được dùng dấu chứng nhận danh giá của DEMETER.
AUS-QUAL được chứng nhận bởi Bộ Nông Nghiệp Úc nhằm kiểm tra việc thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia về Sản xuất hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch, Úc (95% thành phần được chứng nhận hữu cơ, các thành phần còn lại có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch). Khi được chứng nhận này, các sản phẩm sẽ có cơ hội xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới. AUS-QUAL kiểm tra và chứng nhận việc tiến hành hữu cơ thay mặt Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA, chương trình hữu cơ quốc gia NOP, mục 205 Quy định số 7 của Chương trình quốc gia.
PGS Vietnam: Tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam, cung cấp chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như: rau hữu cơ, thịt lợn hữu cơ.
Vào năm 2004, Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấp nhận PGS là một hệ thống đảm bảo có giá trị cho các sản phẩm hữu cơ đặc biệt là cho thị trường nội địa. IFOAM sau đó đã lập ra một ban chuyên trách để phát triển phương pháp PGS cụ thể hơn. Với sự hỗ trợ của các thành viên trong ban chuyên trách này, dự án ADDA- VNFU đã giới thiệu ý tưởng PGS tới các nhà sản xuất, thương lái, người tiêu dùng mà dự án đang cùng làm việc cũng như với một số nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ tại địa phương. Các đối tác đã đồng thuận chấp nhận thực hiện hệ thống PGS làm hệ thống đảm bảo cho sản phẩm hữu cơ của họ vào tháng 10/2008.
Các tiêu chuẩn hữu cơ của PGS Vietnam:
1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của TCVN 5942-1995)
2. Khu vực sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thông chính…
Chứng nhận hữu cơ hoạt động như thế nào?
Mỗi tổ chức chứng nhận hữu cơ tạo nên 1 hệ thống quy định mà một sản phẩm và nhà sản xuất phải đáp ứng để được chứng nhận. Những quy định này chủ yếu đánh giá các tiêu chí như:
- - Yêu cầu mức độ tối thiểu thành phần hữu cơ có trong sản phẩm
- - Tỉ lệ các thành phần tổng hợp được cho phép, nếu có (chất bảo quản, chất hóa học, hương liệu,v.v)
- - Các thành phần mà sản phẩm có thể / hoặc không thể bao gồm
- - Các quá trình có thể sử dụng để tạo ra và/hoặc quá trình sản xuất
- - Thành phần nước được tính như thế nào
Là một phần của quá trình chứng nhận, các thành phần và quá trình sản xuất của nhà sản xuất phải được kiểm tra đều đặn bởi một tổ chức chứng nhận hữu cơ thứ 3 để đảm bảo sản phẩm đó đạt các tiêu chuẩn cần thiết.
Các tiêu chuẩn dành cho sản phẩm chăm sóc cơ thể hữu cơ/ mỹ phẩm hữu cơ cũng cần thiết tương tự như tiêu chuẩn dành cho thực phẩm hữu cơ. Các tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ ngày nay được kiểm soát bởi chính phủ và mang tính kết hợp (các tiêu chuẩn từ các nước khác nhau thì có những yêu cầu tương tự nhau). Ngày nay, ở hầu hết các nước bạn không thể trưng bày 1 thực phẩm "hữu cơ" nếu sản phẩm đó không được chứng nhận bởi một cơ quan, tổ chức thứ 3 nào. Tuy nhiên, mỹ phẩm hữu cơ đang chưa được kiểm soát chặt bởi chính phủ như thế này. Đó là lý do tại sao bạn có khi sẽ nhìn thấy những nhãn mác mỹ phẩm hữu cơ tràn lan mà không phân biệt được. Cũng giống như thực phẩm, chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ ngày nay là chứng nhận ở mức độ sản phẩm , chứ không phải chứng nhận mức độ thành phần (hãy nghĩ giống như "nước sốt spaghetti hữu cơ" chứ không phải là từ các thành phần "cà chua hữu cơ").
Organics Việt Nam dịch
Bạn không nên bỏ qua bài:
-
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
Tel : 0967 646 009 (Mr Nam)
- Hãy like Facebook của EMZ -USA để được cập nhật những bài viết mới nhất mỗi ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét