Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Vì sao chúng ta cần sử dụng phân bón sinh học?

Vì sao chúng ta cần sử dụng phân bón sinh học?
KHTĐ - Đất kém màu mỡ là một yếu tố làm hạn chế đến năng suất cây trồng. Sự suy giảm liên tục của chất lượng đất canh tác do việc sử dụng bừa bãi các hóa chất đã làm cho tình hình càng tồi tệ. 



Trong suốt giai đoạn đầu của cuộc cách mạng hóa học “Green volution” vào những năm thập niên 1950s của thế kỷ trước, phân hóa học đã làm nên một cuộc cách mạng thật sự, đó là năng suất cây trồng tăng vọt gấp nhiều lần. Nhưng dần sau đó, mặt trái của phân bón hóa học đã hé lộ. Phân hóa học gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất; kết quả đã làm cho môi trường mất đi sự trong lành và bầu sinh quyển bị phá hỏng. Nhiều nhà máy sản xuất phân bón hóa học đã gây ô nhiễm không khí nặng, lại còn cung cấp ra hàng hóa tiếp tục gây ô nhiễm thêm nguồn nước, đất và không khí khi người nông dân lạm dụng phân hóa học quá mức. Những hóa chất có trong phân bón khi lạm dụng không chỉ ảnh hưởng đến động vật, nó còn ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn gây ra độc tính và tạo ra nhiều bệnh phức tạp và nguy hiểm cho cơ thể con người.
Việc sản xuất và sử dụng phân bón hóa học góp phần không nhỏ vào ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Ảnh minh họa (internet)

MỘT GIẢI PHÁP TIỀM NĂNG
 
Ngày nay, nhiều người đã có ý thức hơn về sự nguy hiểm của các loại phân bón hóa học hơn bất cứ lúc nào so với trước đây. Nhưng với sự hạn chế của nguồn thực phẩm cung cấp cho hàng tỷ người, rõ ràng không dễ loại bỏ phân hóa học ra khỏi danh sách vật tư nông nghiệp cần cho sản xuất trước khi chúng ta có một phương pháp canh tác mới hiệu quả hơn. Một số nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đã bắt đầu tìm kiếm để mong muốn thay thế phương pháp canh tác hoàn toàn dựa vào phân hóa học. Từ đó thuật ngữ “Phân sinh học (Biofertilizers)” là một trong những phương pháp canh tác tuyệt vời đã được phát hiện. Phân sinh học giúp người canh tác yên tâm sản xuất để đảm bảo sản lượng mà không có bất kì nguy hiểm tiềm tàng nào đối với sức khỏe con người.

PHÂN BÓN SINH HỌC
Phân sinh học đã thu hút được nhiều quan tâm của các nhà khoa học, nhà nông học vì một số vấn đề quan trọng cần giải quyết như làm sao để duy trì độ màu mỡ của đất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ra sao, cắt giảm việc sử dụng hóa chất cho sản xuất cây trồng như thế nào… Phân sinh học với chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường, đặc biệt với những chủng vi sinh vật được lựa chọn có lợi trong đất sẽ giúp cung cấp đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng khoáng chất của cây, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách vững bền.
Phân bón sinh học là những sản phẩm có chứa các tế bào sống của các loại vi sinh vật hữu ích khác nhau, khi sử dụng chúng cho việc ủ hạt giống, bón vào gốc cây hoặc trực tiếp vào đất, chúng sẽ cộng sinh ở vùng rễ hoặc nội cộng sinh bên trong mô rễ để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây trồng nhờ vào việc chuyển đổi các yếu tố dinh dưỡng quan trọng như nitơ hay photpho (lân) có ở không khí/đất thông qua quá trình cố định đạm và hòa tan photpho (lân) khó tan (Rokhzadi et al., 2008).

CÁCH HOẠT ĐỘNG CỦA PHÂN BÓN SINH HỌC
Phân bón sinh học rất có hiệu quả trong việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng rất thân thiện với sinh thái và cực ổn định. Phân sinh học giúp chuyển đổi lượng khí nitơ có rất nhiều trong không khí (hàm lượng khí nitơ trong không khí là 16%) thành dạng amoniac (NH3+) và dạng nitrat (NO3-) cho cây dễ dàng hấp thụ. Bên cạnh đó, phân sinh học cũng chứa các chủng vi sinh vật chuyên dụng cho quá trình chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan (P2O5-) cho cây trồng. Rõ ràng đây là 2 nguồn khoáng đa lượng quan trọng mà bất kì cây trồng nào cũng cần phải có cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của mình mà không qua bất kì nhà máy sản xuất phân bón có khói bụi nào.
Phân sinh học còn có cơ chế để hình thành các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên cho cây mà người nông dân không cần đến các hợp chất hóa học có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng gây nguy hại đến sức khỏe người dùng. Phân bón sinh học còn giúp cân bằng sự màu mỡ của đất, làm tăng hiệu suất canh tác đất nhờ vào lượng chất mùn tích tụ do vi sinh vật phân giải nguồn xác bả hữu cơ tàn dư có trong đất. Áp dụng phân bón sinh học làm tăng chu kỳ dinh dưỡng trong đất và hình thành “đệm sinh học” để cải thiện những điều kiện cực đoan/stress khi canh tác. Chính hệ vi sinh vật hữu ích được bổ sung vào đất khi bón phân sinh học sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch chủ và bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh; do đó phân bón sinh học có thể giúp giảm việc sử dụng lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật.


Sử dụng phân sinh học trong canh tác, rau quả sẽ "sạch" và an toàn. Ảnh minh họa (internet)


MỘT SỐ ƯU ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA PHÂN BÓN SINH HỌC 
Phân bón sinh học có một số lợi ích nổi bật:
  • Phân bón sinh học giúp duy trì độ màu mỡ của đất lâu dài hơn.
  • Nông dân có thể sử dụng phân bón sinh học dễ dàng, không lo chết cây, chua đất, chết đất.
  • Phân bón sinh học là hoàn toàn vô hại.
  • Dễ dàng sản xuất phân bón sinh học ở quy mô nông hộ.
  • Chi phí sản xuất không cao, dẫn đến giá thành thấp so với phân hóa học.
  • Chất lượng nông sản cao giúp người canh tác có doanh thu cao.

CÁC LOẠI PHÂN BÓN SINH HỌC
PHÂN BÓN SINH HỌC CỐ ĐỊNH ĐẠM
Phân bón sinh học cố định đạm chứa rất nhiều tế bào vi khuẩn hoặc hệ vi sinh vật chuyên dụng có khả năng chuyển đổi khí nitơ (N2) có trong khí quyển thành các hợp hữu cơ và những dạng ion cho cây trồng dễ hấp thụ là amoniac (NH3+) và nitrat (NO3-). Mật độ của những chủng vi sinh vật này càng lớn thì lượng đạm được hình thành trong đất càng cao. Một số vi sinh vật được áp dụng làm phân bón sinh học giúp cố định nitơ bao gồm: AzotobacterAnabaenaNostocClostridium… được ứng dụng như những vi khuẩn cố định đạm tự do (cố định đạm tự do là chúng có khả năng sống tự do trong đất và tạo ra đạm mà không cần cây trồng nào làm vật chủ); trong khi FrankiaRhizobium, và  Anabaena azollae được sử dụng như vi khuẩn cố định đạm cộng sinh (chúng cần có cây trồng làm vật chủ như Rhizobium cần có cây họ đậu hay Anabaena azollae cần đến tảo lục/bèo hoa dâu để cộng sinh); hay những loài vi khuẩn vừa có khả năng cố định đạm tự do và cố định đạm cộng sinh đó là loài Azospirillum.
PHÂN BÓN SINH HỌC PHÂN GIẢI LÂN
Phân bón sinh học có khả năng phân giải lân khó tan gồm nhiều dạng trong đất thành lân dễ hấp thụ cho cây trồng. Những vi sinh vật có trong phân bón sinh học sẽ hòa tan lân khó tiêu có trong đất bằng cách hạ độ pH của đất khi tiết ra các hợp chất axít hữu cơ làm phá vỡ các cấu trúc liên kết photphate. Một số vi khuẩn được ứng dụng để sản xuất phân bón sinh học như: Bacillus megatheriumPseudomonas striataBacillus circulansBacillus subtilis; và một số loài nấm được sử dụng cho mục đích này bao gồm: Aspergillus awamori và Penicillium spp.
PHÂN BÓN SINH HỌC DI CHUYỂN LÂN
Các loài nấm và nấm rễ khác nhau có khả năng kích thích sự vận chuyển các ion P và do các quá trình trao đổi chất có hợp chất P diễn ra mạnh mẽ nên được áp dụng để làm phân bón sinh học bao gồm: Glomus spp., Gigaspora spp., Boletussp., Laccaria spp., Pisolithus sp., Rhizoctonia solani….
PHÂN BÓN SINH HỌC CUNG CẤP DINH DƯỠNG KHOÁNG VI LƯỢNG
Các vi sinh vật sử dụng ở đây là các loài vi khuẩn có khả năng hòa tan silic và kẽm. Các chủng vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus spp. là hiện đang được áp dụng cho mục đích này.
VI KHUẨN RỄ CÓ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT KÍCH THÍCH TỐ TỰ NHIÊN
Những vi sinh vật có khả năng hoạt động như phân bón sinh học đều có khả năng sản xuất các hormone tăng trưởng thực vật tự nhiên như auxin, cytokin, giberellin…. Chúng cũng có hiệu quả như là thuốc trừ sâu sinh học hay là kiểm soát sinh học cho cây trồng. Các chủng vi sinh vật đặc trưng cho nhóm này bao gồm: Pseudomonas spp và Bacillus spp..

LÀM PHÂN BÓN SINH HỌC NHƯ THẾ NÀO?
Sản xuất phân bón sinh học là một công việc đòi hỏi sự quan tâm kĩ lưỡng. Nói chung để sản xuất phân bón sinh học gồm 6 bước quan trọng. Bao gồm:
  • Lựa chọn các chủng vi sinh vật có hoạt tính là bước đầu tiên của việc sản xuất phân bón sinh học. Người sản xuất phải quyết định loại vi sinh vật cho dòng sản phẩm phân bón sinh học mình cần làm như vi khuẩn cố định đạm hay vi khuẩn sản xuất axít hữu cơ hoặc kết hợp nhiều chủng loại lại với nhau.
  • Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật mục tiêu là bước thứ 2, đó là nơi các vi sinh vật mục tiêu được tách ra khỏi nơi cư trú của chúng. Nói chung các vi khuẩn được phân lập từ rễ cây hoặc bằng cách dẫn dụ với một cơ chất đặc trưng.
  • Lựa chọn các phương pháp và vật liệu lên men là bước tiếp theo của việc chuẩn bị sản xuất giống cho phân bón sinh học. Đây là bước các vi sinh vật được cấy ủ trong đĩa Petri, bình erlen và ống nghiệm để lựa chọn chủng ưu việt nhất. Cùng với việc lựa chọn được chủng vi sinh thì việc chọn vật liệu lên men để nhân sinh khối vi sinh vật cũng không kém phần quan trọng.
  • Lựa chọn tối ưu hóa môi trường lên men để nhân sinh khối chủng vi sinh vật là bước 4 của quy trình. Bước này liên quan đến việc tìm ra được điều kiện nào sẽ giúp chủng vi sinh cần cho sản xuất phân bón sinh học có khả năng sinh trưởng nhanh và mạnh nhất nhưng lại phù hợp với các yếu tố sử dụng phân bón ngoài cánh đồng.
  • Bước tiếp theo là xây dựng và sản xuất thử.
  • Bước cuối cùng là thử nghiệm ở quy mô lớn, nơi phân bón sinh học được thử nghiệm rộng rãi trong các điều kiện môi trường khác nhau để phân tích hiệu quả của nó khi áp dụng thực tiễn.
Thông thường quy trình sản xuất phân bón sinh học này thường được các trường, viện và doanh nghiệp thực hiện để đảm bảo yếu tố chất lượng cũng như kiểm soát được quy trình sản xuất theo hướng an toàn nhất.

SỬ DỤNG PHÂN BÓN SINH HỌC NHƯ THẾ NÀO?
Liều dùng cho phân bón sinh học tùy vào loại phân, đất canh tác, kinh nghiệm canh tác và loại cây trồng. Khi áp dụng phân bón sinh học để cải tạo đất nên trộn với các giá thể khác như phân chuồng đã hoai mục, tro trấu hay xơ dừa để phân tán tốt lượng vi sinh đều mặt đất. Phân bón sinh học rất thích hợp khi bổ sung vào đầu giai đoạn trồng tức là bón lót hoặc sau mỗi vụ thu hoạch nhằm tăng khả năng ra rễ; giải độc cho đất, phòng bệnh cho rễ cây cũng như giúp bổ sung lại lượng vi sinh vật đã mất trong quá trình canh tác.
Lưu ý khi dùng phân bón sinh học là nên cách ly đối với vôi, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ ít nhất là 5-7 ngày. Khi dùng phân bón sinh học nên bổ sung thêm lượng hữu cơ để tạo nguồn thức ăn duy trì mật độ vi sinh vật có trong phân bón sinh học. Hiện nay phân bón sinh học thường được trộn với các nguồn giàu hữu cơ như than bùn, phân chuồng hoai mục gọi là phân hữu cơ sinh học/phân hữu cơ vi sinh rất tiện dụng cho người canh tác.



Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ: 
Tel : 0967 646 009 (Mr Nam)  Đại Diện Trực Tiếp Từ Nhà Sản Xuất Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam

  • Phóng sự Phân vi sinh EMZ-USA trên kênh VTV2
  • Hãy like Facebook của EMZ -USA để được cập nhật những bài viết mới nhất  mỗi ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét