Phát triển Sản phẩm là gì và Cơ hội nào cho Bạn?
Hôm rồi có bạn yêu cầu tôi viết một bài giới thiệu một cách dễ hiểu về “Phát triển sản phẩm” và còn đòi bonus thêm tình hình lĩnh vực phát triển sản phẩm trên Thế giới và tại Việt Nam. Nhân việc đây cũng là câu hỏi thắc mắc từ nhiều bạn trước đến giờ, hôm nay tôi viết vài dòng giới thiệu với các bạn.
Hôm rồi có bạn yêu cầu tôi viết một bài giới thiệu một cách dễ hiểu về “Phát triển sản phẩm” và còn đòi bonus thêm tình hình lĩnh vực phát triển sản phẩm trên Thế giới và tại Việt Nam. Nhân việc đây cũng là câu hỏi thắc mắc từ nhiều bạn trước đến giờ, hôm nay tôi viết vài dòng giới thiệu với các bạn.
Phát triển sản phẩm – nó là cái gì?
“Phát triển sản phẩm” (tiếng Anh: Product Development) còn được gọi là “Thiết kế và Phát triển sản phẩm” hay đôi khi còn mang nghĩa là “Development” trong R&D. Đây là lĩnh vực rất thú vị và thực tế, nó là giao điểm giữa
① Công nghệ, Kỹ thuật (Thiết kế)
② Kinh tế (Thương mại hoá)
③ và Con người (Khách hàng)
Những ví dụ sau có thể hiểu là “Phát triển sản phẩm” (bôi đậm, gạch chân là sản phẩm):
① Công ty Apple phát triển điện thoại iPhone
② Tập đoàn VinGroup phát triển các khu phức hợp Times City và Royal City
③ Viettel tung ra gói cước miễn phí nhắn tin nội mạng
④ Công ty du lịch Viettravel chào mời tour Nha Trang – Đà Lạt
⑤ Công ty Cocacola ra loại cola mới
⑥ Công ty X chuyên làm đồ lưu niệm phát hành một loại thiệp sinh nhật độc đáo
⑦ FUSA - Phân vi sinh ''Tăng sức sống cho cây và đất''
Như thế, các bạn đã hình dung ra được Phát triển sản phẩm là gì và thấy rằng, kinh doanh hay khởi nghiệp về bản chất cốt lõi cũng có thể quy về việc phát triển sản phẩm cho một thị trường nhất định.
Phát triển sản phẩm tốt thì doanh nghiệp đi lên, Phát triển sản phẩm kém thì doanh nghiệp xuống dốc. Hãy nhìn Apple (đi lên) và Nokia (đi xuống) để suy ngẫm về điều này.
Phát triển sản phẩm đòi hỏi bạn cần làm những gì?
Trên đây bạn đã thấy, Phát triển sản phẩm rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta và nó diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Bạn cứ thử nhìn quanh khu mình sống xem các công ty ở đó họ đang làm sản phẩm gì thì sẽ hình dung được ngay thôi.
Vậy, để làm “Phát triển sản phẩm”, có phương pháp nào không hay làm mò cũng được?
Một cách thực tế, rất nhiều người hoặc nhiều công ty thường làm “Phát triển sản phẩm” bằng cách mò mẫm, thử và sai để rồi rút tỉa kinh nghiệm và…sai tiếp. Sau nhiều lần sai như vậy, một số người thành công, còn phần lớn thì thất bại.
Số người thành công luôn là số ít – nhiều phần do họ xuất sắc hoặc kiên trì hoặc may mắn hoặc có cả 3 yếu tố trên.
Kinh nghiệm từ “thử và sai”, “mò mẫm” là quý giá nhưng sẽ không tốt nếu SAI quá nhiều vì có những thất bại làm cho bạn không thể gượng dậy được hoặc không còn hứng thú và niềm tin để tiếp tục hành trình.
Để tăng tỷ lệ thành công, để giảm bớt gánh nặng do THỬ VÀ SAI nhiều mang lại và để giữ cho người làm sản phẩm có được lòng tin vào con đường mình đang đi, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học và nhà quản trị đã đúc kết ra rất nhiều kinh nghiệp và tổng kết thành các lý thuyết của một chuyên ngành riêng, gọi là “Phát triển sản phẩm”.
Điều đó có nghĩa là, giờ đây, nếu bạn hay công ty của bạn muốn phát triển sản phẩm nào đó thì bạn có thể hoàn toàn làm theo những QUY TRÌNH mang tính khoa học, logic, những quy trình mà tính đúng đắn của nó đã được kiểm nghiệm và chứng minh bằng cả thực tế và các lý thuyết khoa học. Những quy trình này, nếu áp dụng, sẽ giúp bạn phát triển sản phẩm từ A đến Z, từ chỗ chưa có ý tưởng gì, đến chỗ có ý tưởng, mài sắc ý tưởng để nó tốt hơn, hiện thực hoá nó thành các sản phẩm cụ thể,…và thương mại hoá sản phẩm. Những Quy trình này giúp bạn thành công sớm hơn, đỡ mất công sức hơn.
Dưới đây là sơ lược giới thiệu một vài bước điển hình của quy trình phát triển một sản phẩm phổ biến. Có thể bạn không biết nhưng quy trình này có thể áp dụng cho phần lớn các thể loại sản phẩm, dù nó là phân bón ,đồ lưu niệm, văn phòng phẩm, đồ điện tử, máy móc cơ khí, ô tô, máy bay hay các dịch vụ: du lịch, nhà hàng, gói cước viễn thông,…
Xác định Cơ hội
Trước khi làm bất cứ sản phẩm nào, bạn cần phải xem mình có CƠ HỘI hay không. Nôm na thì CƠ HỘI = (Thị trường có nhu cầu) VÀ (Khả năng của bạn có thể đáp ứng). Thiết một trong 2 thứ thì đừng nên làm.
Phát triển Ý tưởng
Khi đã xác định là có cơ hội, bạn có thể khởi tạo những ý tưởng đầu tiên về sản phẩm mình sẽ làm. Bạn sẽ phải quan sát, động não, thảo luận nhóm,…để ra được vài ý tưởng ban đầu. Sau đó, bạn sẽ phải dần nâng cao chất lượng ý tưởng và áp dụng các phương pháp đúng đắn để so sánh, sàng lọc, kết hợp,… nhằm tìm ra ý tưởng tốt nhất. Bạn chỉ nên chốt lại MỘT ý tưởng đơn giản vì bạn không đủ sức theo nhiều ý tưởng một lúc đâu. Cuối giai đoạn này, bạn cần dành thời gian cho việc đánh giá tính khả thi thực sự của ý tưởng trước khi bắt tay vào làm.
Kế hoạch
Khi đã chắc chắn là ý tưởng khả thi, bạn cần lập kế hoạch cụ thể cho dự án sản phẩm của mình. Kế hoạch này bao gồm: Sản phẩm là gì, bán cho những ai, khi nào tung ra thị trường, cạnh tranh với ai, cần dùng bao nhiêu vốn, cần bao nhiêu người, máy móc công nghệ vật tư ra sao, chiến lược cạnh tranh là gì,…
Phát triển Concept
Sau khi đã có bản kế hoạch hoàn chỉnh, bạn bắt tay vào phát triển concept của sản phẩm. Concept nôm na là bản thiết kế rất sơ bộ, ban đầu của sản phẩm, một dạng sản phẩm “nháp”.
Dùng Phân hoá học và thuốc BVTV là có tội với thiên nhiên
Để làm concept, trước tiên bạn cần khảo sát người dùng: người ta sẽ thích những tính năng gì ở sản phẩm, thích nó phải như thế nào và tất nhiên, bạn cũng cần phải biết họ ghét gì ở những sản phẩm khác. Việc hiểu nhu cầu người dùng giúp bạn đưa vào sản phẩm của mình những gì khách hàng thích, hạn chế hoặc bỏ đi những cái khách hàng ghét. Và đây là mấu chốt của việc khách hàng thoả mãn với sản phẩm và bỏ tiền ra mua sau này.
Hiểu được khách hàng rồi, bạn cần áp dụng các phương pháp để phản ánh các nhu cầu của họ vào trong thiết kế của concept sản phẩm. Có thể bạn sẽ thiết kế ra được 3, 5 hay 10 concept nhưng bạn chỉ có thể chọn 1 concept tối ưu (tốt nhất) để đem đi thiết kế chi tiết. Cũng như ý tưởng, bạn không thể ôm hết cả 10 concept đi thiết kế được.
Thiết kế
Đây là giai đoạn khó nhất của dự án phát triển sản phẩm. Với sản phẩm đơn giản, một nhóm nhỏ cũng có thể thực hiện ngon lành. Nhưng với những sản phẩm phức tạp, liên quan nhiều đến kỹ thuật, công nghệ, bạn cần thuê thêm kỹ sư, chuyên gia để làm.
Giai đoạn thiết kế này sẽ cụ thể hoá concept sản phẩm thành các mô hình, bản vẽ chi tiết trên cơ sở tính toán, đánh giá,…đầy đủ về kỹ thuật, công nghệ, kinh tế,…
Hiểu được khách hàng rồi, bạn cần áp dụng các phương pháp để phản ánh các nhu cầu của họ vào trong thiết kế của concept sản phẩm. Có thể bạn sẽ thiết kế ra được 3, 5 hay 10 concept nhưng bạn chỉ có thể chọn 1 concept tối ưu (tốt nhất) để đem đi thiết kế chi tiết. Cũng như ý tưởng, bạn không thể ôm hết cả 10 concept đi thiết kế được.
Thiết kế
Đây là giai đoạn khó nhất của dự án phát triển sản phẩm. Với sản phẩm đơn giản, một nhóm nhỏ cũng có thể thực hiện ngon lành. Nhưng với những sản phẩm phức tạp, liên quan nhiều đến kỹ thuật, công nghệ, bạn cần thuê thêm kỹ sư, chuyên gia để làm.
Giai đoạn thiết kế này sẽ cụ thể hoá concept sản phẩm thành các mô hình, bản vẽ chi tiết trên cơ sở tính toán, đánh giá,…đầy đủ về kỹ thuật, công nghệ, kinh tế,…
Thiết kế hệ thống: Xác định xem sản phẩm gồm những bộ phận chính là gì, các bộ phận ấy đảm nhận chức năng gì và liên quan đến nhau như thế nào & sau này làm thành sản phẩm thì lắp ráp ra làm sao.
Thiết kế kỹ thuật: Tính toán độ bền, các vấn đề cơ lý hoá nhiệt điện,…làm thế nào để sản phẩm vận hành ổn định, chính xác,…làm thế nào để khi sản xuất nhanh nhất, tiết kiệm nhất, làm thế nào để sản phẩm thân thiện với môi trường,…
Thiết kế công nghiệp: Thiết kế kiểu dáng sản phẩm sao cho hấp dẫn, bắt mắt, làm người ta muốn mua & thiết kế sản phẩm đảm bảo an toàn cho người dùng, khả năng dễ dàng sử dụng, vận hành đơn giản tránh phát sinh lỗi,…
Thử nghiệm
Sau khi có bản thiết kế, bạn có thể sản xuất ra vài sản phẩm thử nghiệm để cho nội bộ hoặc khách hàng dùng thử. Việc dùng thử sẽ giúp bạn phát hiện những điểm còn chưa tốt ở thiết kế và chỉnh sửa để thiết kế hoàn thiện hơn.
Đến đây thì bạn đã đi đến gần đích rồi. Khi đã có bản thiết kế cuối cùng, bạn có thể lên phương án sản xuất: cần sản xuất những gì, đào tạo nhân viên ra sao, triển khai hàng loạt như thế nào,…
Sau bước này, hãy đem sản phẩm đi đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin và liên hệ với các nhà phân phối để đưa sản phẩm đến với khách hàng.
Các dòng sản phẩm của của tập đoàn FUSA
Bạn có thể nghĩ rằng với quy trình khá phức tạp bên trên thì phải công ty lớn mới làm được. Không hẳn như vậy.
Quy trình bên trên mang tính tổng quát, áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nếu quy mô sản phẩm nhỏ và sản phẩm là đơn giản (cốc, chén, thiệp mời, đồ handmade,..), bạn hoàn toàn có thể giản lược đi nhiều bước hoặc nhiều phần của các bước trong quy trình kể trên. Những sản phẩm đơn giản này có thể được phát triển với đội ngũ vài bạn có cùng sở thích/đam mê/định hướng.
Nếu sản phẩm phức tạp và quy mô lớn hơn và công ty của bạn hay nhóm của bạn còn khá nhỏ, bạn hoàn toàn có thể liên kết, hợp tác, chia sẻ dự án với các đối tác, các nhóm khác, các công ty khác để cùng khai thác thế mạnh của các bên, nâng cao năng lực thực hiện dự án.
Có thể nói, cứ có mong muốn & quyết tâm thì có thể làm được “phát triển sản phẩm”. Khả năng đến đâu thì làm sản phẩm “lớn” đến đó.
Phát triển sản phẩm trên thế giới và tại Việt Nam
Không cần nói nhiều các bạn cũng có thể thấy rằng, trên thế giới, lĩnh vực “phát triển sản phẩm” đã được ổn định từ lâu và ứng dụng rất mạnh. Hàng ngày, hàng giờ, các bạn đều có thể thấy những sản phẩm mới, những ý tưởng độc đáo được đưa vào cuộc sống. Chu kỳ giới thiệu sản phẩm mới ngày càng được rút ngắn. Mỗi năm, các mẫu xe, điện thoại hay đồ gia dụng đều liên tục được cập nhật, làm mới là minh chứng cho nhận định này.
Rất nhiều trường Đại học trên Thế giới đưa mảng Phát triển sản phẩm vào thành chương trình đào tạo chính quy và nghiên cứu về Phát triển sản phẩm được đăng tải trên rất nhiều tạp chí uy tín về Kỹ thuật, Công nghệ, Kinh tế, Quản lý,…
Sản phẩm phân vi sinh của đã
Ứng dụng phân hữu cơ vi sinh EMZ-USA của Tập đoàn FUSA tại nhiều nước trên thế giới như Hoa Kì, Argentina, Brazin, Colombia, Úc, Pháp, Đức,Việt Nam...
Ứng dụng phân hữu cơ vi sinh EMZ-USA của Tập đoàn FUSA tại nhiều nước trên thế giới như Hoa Kì, Argentina, Brazin, Colombia, Úc, Pháp, Đức,Việt Nam...
Thị trường Việt Nam chưa có nhiều hàng hoá tốt Made in Vietnam phản ánh đúng thực trạng nêu trên.
Ý tưởng nào cho con đường của bạn
Nếu bạn nào sau khi đọc xong bài viết này và nảy ra ý định theo đuổi con đường làm Phát triển sản phẩm, cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ. Lý do như sau:
Đây là lĩnh vực thực tế, gắn với đời sống xã hội, có ích cho bản thân và cộng đồng.
Việt Nam chưa có nhiều công ty làm sản phẩm thật sự đúng nghĩa, cơ hội của bạn còn rất nhiều.
Học các kỹ năng, quy trình làm Phát triển sản phẩm cũng không quá khó. Chúng tôi đã triển khai đào tạo và thấy rằng, một người người bình thường có thể chỉ cần 1 tháng để lĩnh hội kiến thức cơ bản và thêm 2-3 tháng để thực hành nhuần nhuyễn và trở thành người có hiểu biết tốt về Phát triển sản phẩm, có thể bắt tay vào làm thật.
Nếu bạn nào có ý định như vậy, tôi rất vui và mong được giao lưu, trao đổi cùng bạn để nhân rộng ứng dụng của Phát triển sản phẩm tại Việt Nam.
-Meslab-
Tập đoàn FUSA đồng hành với Nông Dân Việt Nam
Bạn không nên bỏ qua bài:
>> Phân bón hữu cơ sinh học EMZ – USA tăng sức sống cho cây và đất
>> Phân bón hữu cơ sinh học EMZ – USA tăng sức sống cho cây và đất
- Phân bón hữu cơ vi sinh EMZ – USA đã được Bộ Nông Nghiệp VN cấp phép và khuyến khích sử dụng
-
-
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
Tel : 0967 646 009 (Mr Nam) Đại Diện Trực Tiếp Từ Nhà Sản Xuất Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam
-
Sự nguy hiểm của thuốc trừ sâu trong rau quả ở trẻ em và người lớn
-
Hãy like Facebook của EMZ -USA để được cập nhật những bài viết mới nhất mỗi ngày
- Phân bón hữu cơ vi sinh EMZ – USA đã được Bộ Nông Nghiệp VN cấp phép và khuyến khích sử dụng
- Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:Tel : 0967 646 009 (Mr Nam) Đại Diện Trực Tiếp Từ Nhà Sản Xuất Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam
- Sự nguy hiểm của thuốc trừ sâu trong rau quả ở trẻ em và người lớn
- Hãy like Facebook của EMZ -USA để được cập nhật những bài viết mới nhất mỗi ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét