Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Hoá chất độc hại bủa vây môi trường sống chúng ta

Hoá chất độc hại bủa vây môi trường sống chúng ta !
Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng diễn ra phổ biến tại các vùng nông thôn hiện nay. 



Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng chỉ với thực tế 3% rau xanh có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép, tương ứng với hơn 2 triệu người hàng ngày phải ăn rau không đảm bảo. Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận. Nếu ăn phải rau bị nhiễm kim loại nặng như kẽm, sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh,ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng yêu cầu, phải phấn đấu đến cuối năm 2009 các loại thực phẩm như rau và cả thịt, cá được đảm bảo an toàn.
Hầu hết đại lý thuốc bảo vệ thực vật ở nhiều địa phương hiện không mua lại bao bì sản phẩm. Vì thế, đa số người dân đã bỏ luôn bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, suy thoái đất nông nghiệp”. Một số nghiên cứu còn chỉ ra việc lạm dụng quá mức phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đã làm cho hàng triệu người có triệu chứng ngộ độc với những loại thuốc độc hại này. Theo điều tra của Trường ĐHQuốc gia Hà Nội, cả nước có khoảng 15-20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, hàng triệu người trong số đó đã có triệu chứng ngộ độc.Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao.

Trong quá trình dùng thuốc,một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốcviệc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV),điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà nguy hiểm hơn đe dọa đến an toàn thực phẩm cho con người. Ngành nông nghiệp đã "ngốn" tới 75.800 tấn thành phẩm thuốc BVTV năm 2007, gấp đôi lượng thuốc của năm 2000.
Tháng 6 vừa qua, ngay sau khi Chi cục Thú y TP.HCM công bố kết quả kiểm tra Clenbuterol trong thịt gia súc, gia cầm, Cục Chăn nuôi cũng đã có yêu cầu 64 tỉnh thành phố kiểm tra các trang trại, điểm kinh doanh thức ăn gia súc.Ngay lập tức đã có 10 tỉnh thành kiểm tra và báo cáo: kiểm tra 27 mẫu có 1 mẫu dương tính với Clenbuterol. Số tỉnh thành còn lại chưa làm, lý do là chưa có kinh phí.
Câu chuyện “báo động tồn dư hoá chất cấm trong thịt gia súc, gia cầm VN” đã được báo chí nói đến nhiều năm 1999. Năm nay, 2006, lại có một “cao trào”. Nhưng nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc,Kết quả xét nghiệm tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho thấy, có tới 47/428 mẫu thịt lợn xét nghiệm có tồn dư hoóc môn kích thích tăng trưởng. Lượng tồn dư này cao gấp 3-60 lần tiêu chuẩn an toàn. Tồn dư chất kích thích tăng trưởng cao gấp 3-60 lần mức cho phép.
Thông tin trên được Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam công bố tại Hội thảo "Doanh nghiệp nói không với chất kích thích tăng trưởng",do Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam tổ chức hôm 5/12, tại Hà Nội. Các nghiên cứu của viện này chứng tỏ, tình trạng sử dụng chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi đang ở mức báo động, đe doạ trực tiếp sức khoẻ của người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu 428 mẫu thịt gia súc, gia cầm (từ 12 tỉnh, thành, thời gian từ 20/6-1/11) do Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) chuyển đến, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã phát hiện 11% số mẫu(47 mẫu) có chứa hoóc môn kích thích tăng trưởng. Trong đó, thức ăn cho lợn chiếm t ới 96,5%, cho gà 3,5%. Như vậy, hầu hết những loại chất kích thích này đều được tích tụ l ại trong cơ thể vật nuôi.
Kết quả phân tích định lượng cũng đưa ra những con số đầy lo ngại khi hàm lượng trung bình của các loại hoóc môn tăng trưởng đạt trung bình t ừ 50-125ppb.
Trong một đợt xét nghiệm 5 mẫu thịt lợn bán tại TP.HCM khác của viện,tồn dư hoóc môn tăng trưởng còn cao gấp 3-60 lần tiêu chuẩn an toàn, trong khi tiêu chuẩn quốc tế quy định mức tồn dư hormon tăng trưởng ở thịt lợn là 0 ppb.
Tiếp tục phân tích mẫu lấy từ 9 con lợn trong một trang trại chăn nuôi,các nhà khoa học lại phát hiện dấu hiệu của hoóc môn tăng trưởng. 17/86 mẫu máu lấy từ 1 một lò giết mổ lớn ở TP.HCM cũng phát hiện có hoóc môn tăng trưởng.
Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn khi phạm vi của các xét nghiệm thức ăn chăn nuôi mới dừng ở các tỉnh phía Nam, trong khi tốc độ phát triển chăn nuôi các tỉnh phía Bắc cũng rất nhanh.
Thuốc trừ sâu là hợp chất sử dụng để ngăn chặn, triệt phá, loại trừ hoặc làm giảm bất cứ loại côn trùng nào có hại, phá huỷ hoặc gây tổn thất cho động thực vật, vi sinh vật.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp ở nước ta, hiện nay đang sử dụng khoảng 1234 loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, diệt cỏ và diệt chuột. Trong đó nhiều loại thuộc các hợp chất lân hữu cơ, cacbonat và pirethroid. Trong thực tế nông dân ưa dùng các loại thuốc họ đã quen như Wolatox, Monitor và cả DDT mặc dầu các loại này đã bị cấm sử dụng. Liều lượng dùng khoảng 2500ml hoặc 2500g thuốc cho 1 ha lúa, do dùng quá nhiều các chủng loại thuốc trừ sâu trong sản xuất nên người nông dân phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại,mà kiến thức về bảo hộ lao động và tự bảo vệ sức khoẻ khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật của người dân còn rất hạn chế. Do đó hậu quả là sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và ngày càng nhiều người mắc bệnh nan y vì bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật mà bản thân không hiểu rõ nguyên nhân.Một số chất độc lại có nhiều trong những loại rau phổ biến như rau diếp, cần tây, cải bắp, khoai tây,..Trước thực trạng này, liên tiếp trong những ngày gần đây, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Bộ NN&PTNT đã tổ chức họp bàn về vấn đề này.
Tại một loạt vựa rau của Hà Nội như Thường Tín, Hoài Đức, Thanh Trì,..tình trạng tưới rau bằng phân tươi hoặc nguồn nước bị ô nhiễm khá phổ biến.
Không chỉ các loại rau củ như su hào, khoai tây mà ngay cả các loại rau dùng để ăn sống như hành,rau diếp, rau thơm cũng được tưới bằng những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Một loạt vùng rau như xóm Hồng Thái, Hoà Lương, Quang Trung, Tiên Hoàng, Phú Cốc, Nội Thôn, Đông Thai, Nỏ Bạn thuộc huyện Thường Tín, hoặc vựa rau thuộc huyện Hoài Đức, thường có ngay một hố ủ phân gà cạnh ruộng rau, bốc mùi khăn khẳn khắp vùng.
Ngược lại, tại nhiều ruộng rau ở Thanh Trì lại được “chăm bón” bằng nguồn nước sông Tô Lịch vốn không chỉ bị ô nhiễm vi sinh vật mà còn bị nhiễm kim loại nặng. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng diễn ra phổ biến tại các vùng nông thôn hiện nay. Lẽ ra phải đảm bảo đủ quy trình về số ngày sau khi phun thuốc thì ngược lại, nhiều chủ rau lại “tranh thủ” bán ngay để rau được đẹp mã. Tuy nhiên, nhìn những mớ rau xanh mơn mởn sau khi được thu hoạch, khó ai có thể ngờ rằng nhiều loại trong số đó được nuôi trồng bởi một quy trình rất mất vệ sinh.
Chỉ với thực tế 3% rau xanh có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép, tương ứng với hơn 2 triệu người hàng ngày phải ăn rau không đảm bảo. Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận.Nếu ăn phải rau bị nhiễm kim loại nặng như kẽm, sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng yêu cầu, phải phấn đấu đến cuối năm 2009 các loại thực phẩm như rau và cả thịt, cá được đảm bảo an toàn.
Trong 2 năm qua, nguyên nhân gây ô nhiễm ở rau thì có tới 4,37 – 7,08% là do tồn dư hoá chất; do dụng cụ bao gói chỉ chiếm 0,02%. Tuy nhiên, nếu cấm không cho nông dân tưới rau bằng những nước ô nhiễm đó thì không thể cấm nổi. Nếu có ra lệnh cấm thì cũng sẽ bị vô hiệu hoá vì thực tế hiện nay không có lực lượng thanh tra cho vấn đề này mà chỉ là giao thêm việc cho bên y tế, quản lý thị trường. Do vậy, giải pháp tối ưu và khả thi nhất là chúng ta xử lý nước thải ngay từ đầu nguồn trước khi đổ ra sông.
Có tới gần 10% rau an toàn nhưng còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,trong đó 4% vượt mức cho phép gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
Như vậy bằng chuỗi thức ăn, bằng con đường tích đọng vào đất, nước, bằng quá trình tích tụ từ không khí..Các hoá chất bảo vệ thực vật xâm nhập vào mọi chu trình sinh học, địa chất, khí tượng và đến với con người. 
Hiện tượng nhiễm độc đã xảy ra nhiều trên thế giới, vì thế một trong những nguyên nhân căn bản là khi sử dụng hoá chất BVTV cho nông nghiệp và một số mục đích khác c ần hết sức thận trọng. Cần có quy trình sử dụng đặc biệt là thời gian cách ly để dư lượng thuốc được phân huỷ. Mặt khác phải tuân theo quy định cho phép sử dụng và đặc biệt lưu ý các loại thuốc cấm sử dụng. Như vậy vừa góp phần tăng cường sản phẩm trong nông nghiệp, vừa bảo vệ môi trường sống trong sạch.
Bạn không nên bỏ qua bài:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét