Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Cây trồng biến đổi gien: ưu và nhược điểm

Cây trồng biến đổi gien: ưu và nhược điểm
Vấn đề cây trồng biến đổi gien hiện đang gây dư luận xôn xao trong nhiều người tại Việt Nam, khi cho rằng hệ quả của những loại giống cây trồng bị độc quyền sản xuất bởi một số tập đoàn siêu quốc gia là vô cùng tai hại cho sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Vậy thực tế tại Việt Nam qua đánh giá của giới chuyên gia khoa học về vấn đề này ra sao?
Một phòng thí nghiệm giống cây trồng biến đổi gien

07292014-geneta-modif-plant.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh







Ủng hộ lạc quan
Trái với một số thông tin trên mạng cho rằng thực phẩm biến đổi gien chế biến từ các loại cây trồng như đậu nành… là hiểm họa đối với người tiêu dùng, giáo sư Võ Tòng Xuân, một nhà nông học kỳ cựu và có tiếng tại Việt Nam, cho rằng quan niệm như thế không đúng mà có những âm mưu tuyên truyền đằng sau đó. Ông phát biểu:
Nói chung thực phẩm biến đổi gien theo tôi là kết quả tột đỉnh của khoa học về nông nghiệp, tại vì đây là những sản phẩm của công nghệ sinh học, mà các nhà khoa học có thể tiến tới các đỉnh cao là có thể phân lập các loại gien khác nhau ở trong các loại sinh vật, rồi ghép lại với nhau để mà tìm được một loại cây trồng hoặc vật nuôi mà có đặc tính như chúng ta muốn. Ví dụ như đặc tính có năng suất cao, ngon nhưng kháng được bệnh, kháng được sâu, kháng được cỏ… Như vậy việc lai tạo theo qui ước không thể làm được, mà phải tốn rất nhiều thì giờ.
Nhưng với những tiến bộ công nghệ sinh học hiện đại, tiến bộ về công nghệ phân tử, người ta có thể phân lập, có thể xác định được những gien quí nằm ở chỗ nào để có thể ghép những gien đó vào cây trồng, vật nuôi đang có.
Như vậy đó là những thành quả rất hiện đại của khoa học; thế nhưng rất tiếc trong xã hội có một số người vì lợi ích cục bộ, vì lợi ích nhóm của họ. Ví dụ nhóm những người nghiên cứu ra các loại thuốc trừ sâu, hoặc thuốc trừ bệnh không muốn bị phá sản, nên họ tung tiền ra cho một số nhóm gọi là tổ chức không chính phủ để tuyên truyền tác hại có thể đưa đến do các sinh vật có gien biến đổi, các giống có gien biến đổi.
Thực phẩm biến đổi gien theo tôi là kết quả tột đỉnh của khoa học về nông nghiệp, tại vì đây là những sản phẩm của công nghệ sinh học, mà các nhà khoa học có thể tiến tới các đỉnh cao là có thể phân lập các loại gien khác nhau ở trong các loại sinh vật, rồi ghép lại với nhau để mà tìm được một loại cây trồng hoặc vật nuôi mà có đặc tính như chúng ta muốn
GS. Võ Tòng Xuân
Với quan điểm ủng hộ cho việc trồng cac loại cây nông nghiệp biến đổi gien, giáo sư Võ Tòng Xuân khẳng định người nông dân sẽ có lợi, còn những tác hại đến nay vẫn chưa ai chứng minh được mà chỉ là những suy diễn mà thôi:
Mặc dù họ không thể chứng minh những thiệt hại đó có thể đến chắc chắn hay không, hoặc đến ví dụ 100 lần thì đến bao nhiêu lần, nhưng họ vẫn phủ nhận những thành quả của công nghệ sinh học.
Ở những nước mà lãnh đạo chưa có tầm nhìn hay kiến thức rất sâu xa, hiện đại; nên ngay cả những người có tầm nhìn như thế trong nước thuyết phục họ vẫn không tin. Ví dụ trường hợp Việt Nam: mình biết hằng ngày ăn dầu đậu nành, hoặc cho gà, vị, heo ăn thức ăn dùng bắp nhập từ Mỹ, Barzil mà  những loại bắp, đậu nành đó toàn là biến đổi gien cả; nhưng có sao đâu. Bên Mỹ ăn cũng có sao đâu! Mexico, Brazil, Argentian cũng ăn mà có sao đâu. Thế nhưng khi nói đến việc cho trồng những cây có gien biến đổi thì Nhà nước rất ngại ngùng, không cho trồng một cách tự do, cứ đi quan sát, để nghiên cứu.
Cây bắp biến đổi gien.  Photo Nguyen Tien/nld.com
  

Cây bắp biến đổi gien. Photo Nguyen Tien/nld.com


Theo tôi sẽ là sự thiệt thòi cho nông nghiệp của nước mà lãnh đạo của nước đó rất dè dặt về giống có gien biến đổi.
Tiến sĩ Lê Trần Bình, thuộc Viện Công Nghệ Sinh học tại Hà Nội, đưa ra đánh giá về những thông tin mà truyền thông loan đi về các loại cây trồng biến đổi gien:
Tôi cho rằng sự trái chiều này là có một số ít người nhận được những thông tin từ những nguồn không được chính thống lắm cho nên họ nói theo thôi. Chứ những người phát ngôn chính thức là nhà khoa học, có nghiên cứu lâu năm về vấn đề này họ không có ý kiến như vậy. Những người tìm hiểu kỹ hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu tạo cây trồng chuyển gien thì họ không có ý kiến như vậy.
Thực ra ý kiến của những nhà khoa học Việt Nam về lĩnh vực này thì cũng tương đồng với những người ủng hộ cho cây trồng chuyển gien trên thế giới thôi. Tức, thứ nhất có thể tiết kiệm được nhiều chi phí về hóa chất sữ dụng trong nông nghiệp, đảm bảo sản xuất sạch hơn.
Đương nhiên sản phẩm này hiện nay không phụ thuộc vào các nhà khoa học mà phụ thuộc nhiều vào những người làm chính sách … Những người này có chủ trương phải yêu cầu dán nhãn, mác gì đó.
Trường hợp VN: mình biết hằng ngày ăn dầu đậu nành, hoặc cho gà, vị, heo ăn thức ăn dùng bắp nhập từ Mỹ, Barzil mà những loại bắp, đậu nành đó toàn là biến đổi gien cả; nhưng có sao đâu. Bên Mỹ ăn cũng có sao đâu! Mexico, Brazil, Argentian cũng ăn mà có sao đâu. Thế nhưng khi nói đến việc cho trồng những cây có gien biến đổi thì Nhà nước rất ngại ngùng
Giáo sư Võ Tòng Xuân
Nhưng cho đến bây giờ thì có thể nói Việt Nam chưa có động thái gì về chuyện này, chưa có văn bản nào qui định chi tiết về chuyện này.
Tiến sĩ Lê Trần Bình cũng có ý kiến như thông tin mà giáo sư Võ Tòng Xuân nêu ra:
Tất cả mọi chuyện phải có chứng minh bằng khoa học, cho đến bây giờ chưa ai có thể chứng minh được là cây trồng biến đổi gien gây dị ứng hoặc có thể gây ra những tác hại đến môi trường. Nó mang lại những tác dụng tốt, nhưng không phải tất cả mọi chuyện mang lại tác dụng tốt thì mọi người đều hổ hởi ứng dụng đâu. Mà phải có bước thứ hai là cách tiếp cận thị trường như thế nào của các công ty, các cơ sở/ Nếu bản thân họ không đủ mạnh hoặc họ thấy trị trường chưa đủ hấp dẫn thì việc đầu tư chỉ đến mức độ nhất định thôi. Cho nên chuyện công ty này nói xấu công ty kia để giành thị phần thông qua việc tuyên truyền, thì theo tôi đó là chuyện của họ, chứ không thuộc phạm vi của các nhà khoa học.
Chính sách của Việt Nam về cây trồng biến đổi gien
Việt Nam cách đây 10 năm. sau khi gia nhập Nghị định thư Cartagena về An toàn Sinh học, đã cho ban hành nhiều chính sách liên quan vấn đề quản lý sinh học. Và từ năm 2010 bắt đầu có một số giống cây như ngô và bông vải chuyển đổi gien được trồng thử nghiệm tại Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Trần Bình, thuộc Viện Công Nghệ Sinh học tại Hà Nội, cho biết thực tế về việc thử nghiệm các loại cây trồng biến đổi gien tại Việt Nam lâu nay:
Tại viện chúng tôi, cho đến bây giờ được phép thử nghiệm cây bông- lúc đầu có ý định là những cây non-food không phải thực phẩm, rồi cây ngô, và rồi cây đậu tương. Đó là ba cây trồng chính mà Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho phép thử nghiệm. Hiện nay, người dân có đưa bông và ngô vào thử nghiệm nhưng ngô là chính. Còn thí nghiệm khảo sát ở diện hẹp, qui mô nhỏ thì xong rồi, đánh giá tốt rồi, còn bước tiếp theo chưa nghe nói gì cả: cho nhập hay thế nào, hoặc công nhận giống có thể đưa vào sản xuất tại Việt Nam thì chưa có ý kiến quyết định. Tôi cũng chỉ biết đến thế thôi!
Ông này cũng cho biết ý kiến truyền thông trong nước và công tác quản lý của phía Nhà nước đối với lĩnh vực cây trồng biến đổi gien:
Tại viện chúng tôi, cho đến bây giờ được phép thử nghiệm cây bông-lúc đầu có ý định là những cây non-food không phải thực phẩm, rồi cây ngô, và rồi cây đậu tương. Đó là ba cây trồng chính mà Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn cho phép thử nghiệm
Tiến sĩ Lê Trần Bình
Hiện nay trong giới truyền thông có người muốn đăng bài chống, người muốn đăng bài ủng hộ, họ làm song song như thế ‘trăm hoa đua nở’, không ai ngăn cản được ai cả. Thế còn sự chỉ đạo chính thức của Nhà nước về vấn đề này, tôi thấy có thể nói từ bước chưa cho phép thử nghiệm đến có văn bản cho phép thử nghiệm; điều đó cho thấy về phía quản lý có sự ủng hộ nhất định. Nhưng tập hợp nhau lại để biến thành cái giống như Phương Tây có thể xảy ra ( nhưng không phải ở Phương Tây nước nào cũng có thể xảy ra những chuyện như vậy) là đứng ra tuyên bố với tư cách chính phủ, với tư cách Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn tuyên bố thì không ai làm chuyện đó cả. Vấn để thể hiện là có cho ra những văn bản hay không, có tổ chức những cuộc họp hay không; thì cụ thể người ta có đứng ra tổ chức rồi. Theo tôi cách xử sự chỉ có thể đến mức như thế thôi chứ không thể yêu cầu người ta đứng ra tuyên truyền như đại diện của các công ty mà đang sản xuất hạt giống cây trồng chuyển gien được đâu. Dù sao thì họ chỉ là người quản lý, chỉ có thể làm trong phạm vị cho phép chứ không thể làm hơn được.
Hoạt động nghiên cứu
Sau một số năm thử nghiệm như vừa nêu về các giống cây trồng biến đổi gien gồm ngô và bông vải, công tác nghiên cứu trong lĩnh vực này này theo giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn còn rất sơ khai:
Chúng ta cũng có nghiên cứu đầu tiên về cây lúa, cũng có làm ra cây lúa có gien vitamin A. Mình không có tiền để làm, mình nhận nguồn gien từ Công ty Monsanto của Mỹ, rồi tiền mua hóa chất, thiết bị từ tài trợ của tổ chức như Rockefeller của Mỹ… để làm.
Nói chung Việt Nam cũng có một số nhà khoa  học đi sâu về công nghệ phân tử tại Viện Lúa, cũng như Viện Di Truyền Quốc gia ở Hà Nội. Người ta cũng làm nhưng phải có kinh phí, vì kinh phí của Nhà nước không đủ thì không thể nào làm được.
Tiến sĩ Lê Trần Bình nói về hoạt động liên quan mà viện của ông thực hiện:
Trong các đề tài công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp- phát triển nông thôn thì tỷ lệ đó cũng có. Các đề tài vẫn đang được thực hiện, được cấp kinh phí, được tiến hành nghiệm thu.
Trong khi đó thì một kỹ sư nông nghiệp hoạt động nghiên cứu độc lập, ông Chu Văn Tiệp, ở Hà Nội có ý kiến nên cẩn trọng về các loại cây trồng biến đổi gien:

Vấn đề này được Nhà nước giao cho Bộ Nông nghiệp và vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm để kết luận thận trọng chứ chưa có quyết định nhân rộng vì đây là vấn đề nhạy cảm trong khoa học. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì những khoa học đem lại lo âu cho con người trong vấn đề ứng dụng thì cần phải hết sức thận trọng. Ví dụ như công nghệ biển đổi gien, công nghệ hạt nhân, công nghệ hóa chất, hóa học…không chỉ đơn thuần đem lại lợi ích. Cho nên nếu ứng dụng, vội vàng, thiếu thận trọng, chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế thì có khi có những vấn đề khôn lường về sau này.
  • Phóng sự Phân vi sinh EMZ-USA trên kênh VTV2
  • Hãy like Facebook của EMZ -USA để được cập nhật những bài viết mới nhất  mỗi ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét