Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature mới đây, 1,4 tỷ lao động và 3/4 cây trồng phải phụ thuộc vào các loài động vật thụ phấn.
Loài ong thụ phấn cho hơn 90% các loài cây trồng trên khắp thế giới
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Reading (Vương quốc Anh) cho biết: "Nếu không nhanh chóng hành động để ngăn cản sự sụt giảm của các loài động vật thụ phấn thì nền an ninh lương thực và nguồn việc làm trên khắp thế giới sẽ bị đe dọa".
Quá trình thụ phấn có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều loài cây trồng như hầu hết các loài cây ăn quả, cây lương thực, cây ngũ cốc và các loài cây có giá trị kinh tế cao (như ca cao, cà phê...). Các sản phẩm nông nghiệp rất cần thiết cho sự cân bằng thực phẩm của con người. Các nhà khoa học cũng nhắc nhở rằng: "Sự biến mất của côn trùng có thể làm cho số lượng căn bệnh ở người tăng lên đáng kể". Hệ lụy phát sinh là mỗi năm sẽ có thêm 1,4 triệu người chết vì bệnh.
Ngoài vấn đề bệnh tật, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng "có 1,4 tỷ người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, tương đương 1/3 số công việc trên thế giới". Cho nên, các loài côn trùng thụ phấn có trong tự nhiên "rất quan trọng đối với những vùng nông thôn nghèo, 70% dân số sống ở nông thôn xem nông nghiệp là nguồn thu nhập và công việc chính của họ".
Không chỉ các loài cây trồng mà thực vật hoang dã cũng đang bị đe dọa. Hơn 90% thực vật có hoa tại vùng nhiệt đới đều thụ phấn nhờ vào động vật.
Đa số các loài thụ phấn là côn trùng (ong, bướm...), ngoài ra còn có thêm một số loài chim, dơi và thằn lằn. Trong đó có 1/5 số lượng các loài động vật thụ phấn có xương sống đang bị đe dọa tuyệt chủng, từ đó mà mùa màng cũng bị ảnh hưởng theo. Có 20.000 loài ong chịu trách nhiệm thụ phấn cho hơn 90% các loài cây trồng trên khắp thế giới, nhưng hiện nay 9% số lượng loài ong gần như bị biến mất. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các loài bướm.
Tuy nhiên, trong thực tế thì tỷ lệ có thể cao hơn nhiều vì một số loài vẫn chưa có số liệu thống kê. Trong nhiều năm qua, số lượng ong đã giảm nhiều, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ, nguyên nhân do việc sử dụng thuốc trừ sâu, ong bị nhiễm virus hoặc nấm gây bệnh, nhưng cũng có thể do kết hợp tất cả lý do kể trên.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu kêu gọi áp dụng các biện pháp để bảo vệ các vật loài thụ phấn, cũng là để bảo vệ nền nông nghiệp. Các biện pháp được khuyến cáo bao gồm: thay thế sử dụng thuốc trừ sâu bằng các kỹ thuật gieo trồng tự nhiên, trồng hoa trên lối đi giữa các luống cây ngũ cốc, đảm bảo luân canh cây trồng và khôi phục các vườn hoa hoang dã để côn trùng có nơi sinh sống.
Th.Long
- Phân bón hữu cơ vi sinh EMZ – USA đã được Bộ Nông Nghiệp Mỹ và VN cấp phép và khuyến khích sử dụng
- Phóng sự Phân vi sinh EMZ-USA trên kênh VTV2
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
Tel : 0967 646 009 (Mr Nam) Đại Diện Trực Tiếp Từ Nhà Sản Xuất Của Hoa Kỳ Tại Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét